trà gừng

Trà gừng – Cải thiện say xe, giải cảm, giảm cân an toàn

5/5 - (1 bình chọn)

Gừng là một loại nguyên liệu được dùng nhiều trong chế biến món ăn. Còn trà gừng là loại thức uống tuyệt vời giúp chăm sóc và bảo vệ cơ thể bạn khỏi bệnh tật. Một tách trà ấm nóng vào buổi sáng sớm sẽ đánh thức các giác quan và nguồn năng lượng trong bạn. 

Hãy cùng Tiến Sĩ Nước tìm hiểu công dụng của việc uống trà gừng mỗi ngày cũng như  và cách làm trà gừng đơn giản nhất. 

Mục lục

Tác dụng của trà gừng nếu bạn uống mỗi ngày 

Gừng là một loại thực vật có nguồn gốc Châu Á thuộc họ Zingiberaceae. Ít người biết rõ về lịch sử xuất hiện của loại cây này, tuy nhiên đa số mọi người đều quen thuộc với hương vị cay, nồng của gừng từ rất sớm. 

Trà chanh gừng – Phương thuốc giải cảm, xoa dịu căng thẳng

Gừng là nguyên liệu phổ biến trong đời sống hằng ngày 
Gừng là nguyên liệu phổ biến trong đời sống hằng ngày

Thông thường gừng được dùng trong nấu nướng để làm tăng hương vị các món ăn. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong pha chế nước uống và làm vị thuốc chữa bệnh. Trong các loại nước uống, trà gừng được nhiều người sử dụng với những công dụng dưới đây. 

Giảm triệu chứng say xe 

Say xe dẫn đến nhiều triệu chứng mệt mỏi từ tinh thần đến thể xác, làm ảnh hưởng đến kết quả của cả chuyến đi. Từ lâu trong y học dân gian, trà gừng đã được biết đến như một loại thảo dược giúp làm giảm các triệu chứng do say tàu xe gây ra như chóng mặt, nôn mửa, đổ mồ hôi lạnh,… 

Trà gừng có tác dụng ngang ngửa với các viên uống chống say xe, và đặc biệt loại thức uống này không gây tác dụng phụ như dùng thuốc tây. 

Vì thế, nếu bạn chuẩn bị cho một kỳ nghỉ hoặc một chuyến công tác trên tàu xe, hãy nhâm nhi một tách trà gừng trước khi lên xe nhé. Hoặc bạn có thể ngậm một lát gừng tươi trong quá trình di chuyển. 

Chống lại cơn buồn nôn 

Trong gừng có chứa thành phần phenol và các chất hoạt tính. Các chất này có tác dụng chống lại những cơn buồn nôn do mang thai hoặc đang trong quá trị hóa trị, điều trị sau phẫu thuật. 

Tuy nhiên, tác dụng này của trà gừng cũng có mặt hạn chế. Đối với những ai đang điều trị hóa trị hay chuẩn bị phẫu thuật nên hạn chế sử dụng trà gừng. Vì một số hợp chất trong loại thực phẩm này có thể làm cản trở quá trình đông máu hay tương tác với một số loại thuốc điều trị. 

Phòng ngừa bệnh về tim 

Gừng chứa một số chất chống oxy hóa rất có lợi cho hệ tim mạch. Chính vì vậy, uống trà gừng thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch như cao huyết áp, lưu thông máu kém, đau tim,… 

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nutrition năm 2007 cho biết rằng, trong một cuộc khảo sát 4628 người (từ 18-77 tuổi), họ đều có thói quen uống trà gừng thường xuyên. Kết quả khảo sát cho thấy, khả năng mắc cao huyết áp giảm đáng kể trong nhóm người này. 

Uống trà gừng thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh về tim 
Uống trà gừng thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh về tim

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc tiêu thụ gừng sẽ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm lượng cholesterol xấu và cải thiện khả năng lưu thông máu – theo The List

Kiểm soát thừa cân và ổn đường lượng đường trong máu 

Trong gừng chứa 2 hợp chất chống oxy hóa có tác dụng giảm cân là Gingerols và Shogaols. Hai hợp chất này góp phần làm tăng tỷ lệ trao đổi chất và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng, ngăn chặn việc tích tụ calo dư thừa. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất gingerols giúp chống lại bệnh béo phì do chế độ ăn uống dư thừa calo. Ngoài ra, chúng còn ngăn chặn đầy hơi và ức chế cảm giác đói quá mức khiến bạn ăn mất kiểm soát. Chính vì vậy, uống trà gừng sẽ hỗ trợ làm giảm chất béo vùng bụng của bạn. 

Một cuộc nghiên cứu nhỏ diễn ra tại Đại học Columbia năm 2012, các chuyên gia mời 10 người đàn ông đang mắc chứng thừa cân tham gia nghiên cứu. 

Theo đó, họ được phân phát trà gừng trước khi ăn các bữa chính. Kết quả cho thấy, trà gừng làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác muốn tiêu thụ calo ở những người tham gia. 

Ngoài ra, một cuộc nghiên cứu khác còn cho thấy tác động tích cực của trà gừng đến lượng đường trong máu. Gừng giúp làm giảm nồng độ A1C, insulin và triacylglycerol ở người mắc tiểu đường loại 2. 

Tăng khả năng miễn dịch

Gừng chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa mạnh, cho nên muốn tăng cường miễn dịch bạn có thể uống trà gừng thường xuyên. Ngoài ra, các hoạt chất trong gừng như gingerol, shogaol và panadol có khả năng chống viêm và ngăn chặn tác dụng của gốc tự do gây đột biến tế bào. 

Bên cạnh đó, mùi hương nồng ấm của gừng còn giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi và một số vấn đề hô hấp như cảm lạnh, dị ứng thời tiết. 

Điều hòa tiêu hóa 

Trà gừng là một loại thức uống tốt cho hệ thống tiêu hóa, có thể hỗ trợ một số rối loạn tiêu hóa thường gặp như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,…

Việc uống trà gừng thường xuyên còn cải thiện quá trình trao đổi chất và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, giúp làm sạch đường ruột và tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm. 

Ngoài ra, trà gừng chứa hàm lượng cao gingerol, hoạt chất này có tác dụng chống buồn nôn bằng cách giảm co thắt bụng. 

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả với trà gừng 
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả với trà gừng

Tránh chuột rút 

Chuột rút là một hiện tượng thường gặp, nguyên nhân đến từ sự co thắt chặt cơ liên tục. Khi bị chuột rút, cơn đau bất ngờ sẽ khiến bạn không thể cử động trong chốc lát. Lúc này bạn cần bổ sung các loại thực phẩm có khả năng làm dịu cơn co thắt của cơ bắp, trà gừng là một trong số đó. 

Các hoạt chất trong trà gừng có tác dụng làm giãn cơ, chống viêm, giúp “mát xa” và làm dịu cơ bắp khi bị chuột rút.

Chữa cảm lạnh thông thường 

Khi bị cảm lạnh, các bác sĩ thường khuyên bạn nên uống nhiều nước, bao gồm cả nước lọc và trà ấm. Trà gừng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm các vấn đề hô hấp khi đang bị cảm như nghẹt mũi, hắt xì hơi,… 

Ngoài ra, các hoạt tính sinh học trong trà gừng còn có khả năng làm dịu cổ họng, chống viêm và ức chế vi khuẩn 

Giảm cơn đau nửa đầu 

Không phải tự nhiên mà người ta truyền tai nhau về công dụng chữa đau nửa đầu của trà gừng. Trong trà gừng, các chuyên gia tìm thấy các hợp chất chống viêm có khả năng ức chế tác nhân gây đau đầu. 

Trong Đông Y, thầy thuốc thường xuyên sử dụng nguyên liệu gừng trong các bài thuốc giảm đau, vì chúng không những có hiệu quả mà còn không để lại tác dụng phụ. Chính vì vậy, khi bị đau đầu, đau nửa đầu bạn nên uống một chút trà gừng rồi nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện cơn đau. 

Điều trị hôi miệng 

Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng như đầy hơi, hệ tiêu hóa có vấn đề, mảng bám thức ăn. Trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc, các thầy thuốc thường dùng trà gừng để cải thiện vấn đề hôi miệng, giúp người bệnh tự tin giao tiếp trở lại. 

Ngoài ra trong gừng còn có hợp chất 6-gingerol, hợp chất này có khả năng kích thích các enzyme nước bọt phân hủy mùi hôi trong khoang miệng hiệu quả. 

Đánh bay mùi hôi miệng, lấy lại sự tự tin 
Đánh bay mùi hôi miệng, lấy lại sự tự tin

Tốt cho trí não 

Ngoài khả năng làm giảm cơn đau nửa đầu, gừng còn chứa các hợp chất tốt cho sức khỏe não bộ. 

Các chuyên gia nhận định, gừng có khả năng làm kéo dài tuổi thọ của các tế bào não. Nhờ vào các chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại. Chính vì vậy, hãy thường xuyên uống trà gừng để phòng tránh chứng suy giảm trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

Chống virus, ngừa viêm nhiễm 

Gừng là loại thực phẩm có chứa gingerols, hợp chất này có tác dụng giảm đau và chống viêm tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid. Chính vì vậy, bạn có thể dùng gừng để chống nhiễm trùng và điều trị các triệu chứng sưng viêm.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống trà gừng thường xuyên sẽ giúp phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.  

Ngăn ngừa hình thành ung thư

Gừng có khả năng chống lại ung thư bằng cách tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Khi hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ ức chế và loại bỏ sự phát triển của tế bào ung thư, làm giảm tổn thương của mô oxy hóa. 

Lưu thông máu tốt hơn 

Crom, magie và kẽm trong gừng có khả năng duy trì và cải thiện lưu thông máu trong động mạch. Giúp lưu lượng máu khỏe mạnh và ổn định. Chính vì vậy, thói quen uống trà gừng sẽ hỗ trợ bạn chống lại các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu hiệu quả.

Các hoạt chất trong gừng giúp máu lưu thông tốt hơn  
Các hoạt chất trong gừng giúp máu lưu thông tốt hơn

Tác dụng phụ khi uống trà gừng sai cách 

Trà gừng là phương thuốc giải cảm và chữa đau đầu hiệu quả mà nhiều người sử dụng. Tuy nhiên nếu lạm dụng loại nước này quá mức sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:

Ợ nóng, khó chịu vùng bụng 

Tiêu thụ quá nhiều trà gừng sẽ khiến dư thừa axit dạ dày, gây ảnh hưởng đến đường ruột dẫn đến tình trạng nóng rát vùng bụng hoặc ợ nóng. Do đó, những ai gặp vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống quá nhiều trà gừng trong một ngày. 

Khó ngủ hơn 

Uống nhiều trà gừng vào buổi tối, nhất là khi chuẩn bị ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Chính vì vậy, những người khó ngủ hay mất ngủ vào ban đêm thì nên tránh dùng loại trà này quá nhiều, chúng sẽ khiến bạn khó vào giấc và cảm thấy mệt mỏi. 

Không tốt cho thai phụ 

Các hoạt chất trong trà gừng có thể gây co thắt tử cung và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn thêm loại thức uống này vào thực đơn dinh dưỡng của mình. 

Hạ đường huyết 

Như đã chia sẻ, trà gừng có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, những ai đang mức chứng huyết áp thấp nên tránh uống loại nước này. 

Gây pha loãng máu 

Một chất trong trà gừng hoạt động như chất làm loãng máu, làm tăng nguy cơ chảy máu cho những người mắc chứng rối loạn đông máu. 

Cách nấu trà gừng tại nhà chuẩn vị 

Trà gừng không chỉ là loại đồ uống giải khát thông thường mà còn là một vị thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Với những nguyên liệu đơn giản, bạn hoàn toàn có thể pha chế trà ngay tại nhà một cách dễ dàng. 

Trà gừng có tính ấm, mùi thơm phù hợp để uống vào những ngày trời se lạnh hay khi đang bị cảm mệt mỏi. Chỉ với một củ gừng tươi và một ít đường trắng, Tiến Sĩ Nước sẽ hướng dẫn bạn cách pha trà gừng chuẩn vị và tiết kiệm nhất. 

Nguyên liệu nấu trà gừng khá đơn giản và tiết kiệm 
Nguyên liệu nấu trà gừng khá đơn giản và tiết kiệm

Cách thực hiện như sau:

  • Gừng mua về rửa sơ rồi cạo sạch phần vỏ, sau đó cắt thành sợi. 
  • Cho gừng vào cốc nước đun sôi, hãm trong 10 phút 
  • Thêm một chút đường trắng và khuấy đều là có thể sử dụng. 

Không chỉ có một công thức đơn giản này, trà gừng còn có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tăng hương vị và thêm công dụng cho sức khỏe. Mời các bạn tham khảo 10 công thức trà gừng dưới đây! 

Trà gừng mật ong 

Gừng tự nhiên khi được pha chế thành nước trà sẽ có vị cay nồng khó uống. Tuy nhiên công thức trà gừng mật ong này sẽ là sự khởi đầu hoàn hảo cho những ai mới bắt đầu làm quen với trà thảo mộc. 

Vì chúng khá dễ uống, được bổ sung thêm một chút chua chua từ chanh sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và ngon miệng hơn. 

Cách làm trà gừng mật ong trị ho, giải cảm, tăng đề kháng

Nguyên liệu: 

  • Gừng: 1 củ nhỏ 
  • Mật ong: 1 muỗng 
  • Trà túi lọc: 1 túi 
  • Chanh: ½ quả 
  • Nước lọc 

Cách thực hiện: 

  • Gừng rửa sạch, cạo bớt phần vỏ sau đó cắt thành lát nhỏ. 
  • Ngâm gừng với một ít nước sôi trong khoảng 15 phút 
  • Tiếp theo, cho trà túi lọc vào cốc nước nóng để lấy nước trà 
  • Trộn hỗn hợp nước trà, nước gừng, nước cốt chanh và mật ong thật đều trước khi thưởng thức. 

Trà gừng tươi 

Uống trà gừng có tác dụng gì? chắc bạn đã biết sau những nội dung chia sẻ ở trên. Một ly trà gừng tươi không mất nhiều thời gian chuẩn bị nhưng lại mang đến nhiều giá trị sức khỏe. Gừng giúp giải cảm, tăng đề kháng, chống buồn nôn và say xe hiệu quả. 

Trà gừng tươi có vị cay nồng nhẹ, giúp giải cảm hiệu quả 
Trà gừng tươi có vị cay nồng nhẹ, giúp giải cảm hiệu quả

Đây xứng đáng là loại đồ uống lành mạnh nhất trong cẩm nang pha chế của bạn đấy. 

Nguyên liệu:

  • 4-6 lát gừng thái mỏng
  • 400ml nước
  • Nước chanh: ½ quả 
  • Mật ong hoặc đường 

Cách thực hiện:

  • Bước đầu tiên, đun sôi nước với những lát gừng đã chuẩn bị 
  • Sau 10-20 phút tắt bếp rồi thêm nước cốt chanh, mật ong vào. 

Lưu ý: nếu bạn muốn trà đậm và cay thì có thể đun lâu hơn hoặc giảm bớt thời lượng nếu muốn trà nhạt, cay nhẹ. 

Trà gừng từ bột gừng 

Để lưu trữ trà gừng tốt hơn, người ta chế biến gừng tươi thành gừng khô, gừng túi lọc hay bột gừng. 

Bột gừng có thể dùng để nấu ăn hoặc pha trà, nguyên liệu này không những dễ bảo quản và vẫn giữ nguyên được thành phần dinh dưỡng trong gừng. Cách pha trà từ bột gừng khá đơn giả, mời bạn theo dõi những bước dưới đây. 

Nguyên liệu: 

  • Bột gừng: 1-2g 
  • Mật ong: 1-2 muỗng 
  • Nước lọc: 250ml 

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 250ml đã chuẩn bị 
  • Cho bột gừng vào nước đun sôi, sau 2 phút thì tắt bếp. 
  • Thêm mật ong vào nêm nếm cho vừa miệng 
  • Rót trà ra ly và thưởng thức. Nên uống khi trà còn ấm sẽ ngon miệng hơn. 

Trà gừng giải rượu hiệu quả 

Các hoạt chất trong nước gừng có tác dụng giảm nồng độ cồn trong máu bằng cách giúp cho mạch máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, các triệu chứng say rượu như choáng váng, đau đầu sẽ thuyên giảm. Vì thế, sau những buổi tiệc tùng “quá chén” bạn hãy chuẩn bị ngay 1 ly trà gừng để giải rượu nhanh hơn nhé.

Nguyên liệu: 

  • Gừng tươi: 5-6 lát 
  • Nước lọc 
  • Nước cốt chanh: ½ quả  
  • Mật ong: 1 muỗng 

Cách thực hiện: 

  • Đập vài lát gừng tươi rồi cho vào ủ trong ly nước nóng khoảng 10-15 phút 
  • Sau đó cho nước cốt chanh, mật ong vào và khuấy đều. 
Trà làm từ gừng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn sau khi “quá chén” 
Trà làm từ gừng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn sau khi “quá chén”

Trà gừng giải cảm tăng đề kháng 

Cảm lạnh là một căn bệnh phổ biến do các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus gây ra. Con đường chính để virus xâm nhập vào cơ thể là thông qua các cơ quan như mắt, mũi, miệng. 

Để giải cảm, bạn cần cung cấp các hoạt chất có chức năng năng cao sức đề kháng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Một ly trà gừng ấm sẽ là phương thuốc giải cảm tự nhiên cho bạn. 

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi 
  • Nước lọc: 500ml 
  • Vài lát chanh tươi 
  • Nước cốt chanh và mật ong 

Cách thực hiện: 

  • Cho gừng vào nồi nước sôi, vặn nhỏ lửa rồi đun thêm 10 phút. 
  • Chuẩn bị một cốc nước với mật ong và nước cốt chanh 
  • Đợi nước gừng nguội còn 40 độ thì đổ nước vào cốc chanh, mật ong đã chuẩn bị. 
  • Khuấy đều hỗn hợp và thêm vài lát chanh tươi. Nên dùng khi nước còn ấm. 

Trà gừng hỗ trợ giảm cân 

Từ xa xưa, gừng đã được biết đến với công dụng giảm mỡ bụng. Lý giải cho điều đó các chuyên gia nhận định rằng, gừng có tính nóng. Khi tiếp xúc với da sẽ sinh nhiệt, từ đó hỗ trợ đốt cháy lớp mỡ bụng tích tụ lâu ngày. 

Chính vì vậy, các bạn sẽ dễ dàng tìm thấy chiết xuất gừng có mặt trong các sản phẩm kem giảm béo. Tuy nhiên, kem giảm béo hay thuốc giảm mỡ bụng không chỉ có gừng mà còn chứa các thành phần khác. Chúng có thể làm giảm công dụng của gừng hoặc mang lại những tác dụng phụ nếu bạn mua phải sản phẩm không an toàn. 

Vì vậy, thay vì đánh cược với những sản phẩm giảm béo bạn hãy tận dụng trà gừng tươi. Chúng thật sự an toàn và hiệu quả, đặc biệt còn tiết kiệm chi phí hơn. 

Top 20 loại nước giảm cân an toàn, nhanh chóng, tốt cho sức khỏe!

Nguyên liệu: 

  • Gừng cắt lát 
  • Nước lọc 

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước lọc đã chuẩn bị 
  • Đổ nước ra ly rồi cho 3 lát gừng tươi vào hãm trong 30 phút 
  • Cách dùng: uống khi trà còn ấm, nên uống trước bữa ăn chính khoảng 20 phút. 

Trà gừng thanh quế 

Sự kết hợp của quế và gừng tạo nên một công thức nước trà với hương vị mới lạ. Ngoài ra, trà gừng quế còn là một vị thuốc làm ấm cơ thể, ấm tỳ vị, phòng ngừa nhiễm lạnh hiệu quả. Hỗ trợ giảm đau dạ dày, khó tiêu, chướng bụng. 

Nguyên liệu: 

  • Gừng: 1 củ
  • Quế khô: 2 nhánh
  • Táo tàu: 200gr
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi cắt khúc nhỏ. Táo tàu bỏ hạt. 
  • Cho táo tàu, quế khô và ½ phần gừng đã thái lát vào nồi. Thêm nước vừa đủ, đập nắp rồi đun trên lửa nhỏ. 
  • Khi nước sôi, bạn cho mật ong và phần gừng còn lại vào nồi. Để thêm 5 phút rồi tắt bếp chờ nguội là có thể dùng được. 
Gừng và quế có tác dụng giảm đau dạ dày, khó tiêu, chướng bụng 
Gừng và quế có tác dụng giảm đau dạ dày, khó tiêu, chướng bụng

Trà gừng và cam tươi 

Cam là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất được nhiều người yêu thích. Đặc biệt là hàm lượng cao vitamin C, đây là một chất quan trọng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và đẩy lùi mầm bệnh. 

Nguyên liệu: 

  • Trà túi lọc: 2 túi 
  • Cam: ½ quả 
  • Gừng: 1 nhánh 
  • Đường hoặc mật ong: 3 thìa 
  • Nước lọc 
  • Chanh 

Cách thực hiện: 

  • Gừng và cam rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng 
  • Ngâm trà túi lọc với nước sôi trong 5 phút 
  • Cho đường, cam, chanh và gừng vào cốc lớn. Sau đó đổ nước trà đã ngâm vào. 
  • Khuấy đều và thưởng thức 

Trà gừng và táo 

Lại thêm một công thức trà gừng kết hợp với trái cây, hoa quả. Sự kết hợp này sẽ cho ra thành phần nước trà có mùi thơm sảng khoái và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thử ngay nhé!

Nguyên liệu: 

  • Gừng: ½ nhánh 
  • Táo: 1 quả 
  • Lá trà: 2 muỗng 
  • Mật ong
  • Nước lọc 

Cách thực hiện:

  • Táo và gừng rửa sạch, sau đó gọt vỏ và thái thành miếng nhỏ 
  • Đun sôi 500ml nước lọc rồi cho táo vào nấu trong 5 phút. Tiếp tục cho lá trà khô vào nồi, nấu thêm 3 phút trước khi cho mật ong vào. 
  • Cuối cùng cho gừng vào nồi và đun thêm 2 phút là xong. 
Táo và gừng kết hợp với nhau sẽ có hương vị như thế nào? 
Táo và gừng kết hợp với nhau sẽ có hương vị như thế nào?

Trà gừng và sả 

Đây là loại thức uống tuyệt vời cho những ngày nắng nóng. Ngoài công dụng giải khát, gừng và sả còn chứa các hoạt chất kháng khuẩn cao, tốt cho sức khỏe và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. 

Nguyên liệu: 

  • Nước lọc: 1 lít 
  • Đường phèn: 150 – 200gr 
  • Sả tươi: 3 cây 
  • Gừng: 1 củ 
  • Chanh: 1 quả 
  • Đá viên 

Cách thực hiện:

  • Gừng và sả rửa thật sạch. Sau đó cắt sả thành khúc 3-4 cm, gừng thái lát mỏng. 
  • Hòa trộn 1l nước và 200gr đường rồi bắt lên bếp. 
  • Cho sả và gừng vào nồi nước đường đang đun trên bếp. Sau 5 phút thì tắt bếp và ủ trong 30 phút trước khi uống. 
  • Lọc lại nước trà để loại bỏ bã gừng và sả. Cuối cùng vắt thêm một ít chanh là hoàn thành công thức nước giải khát ngày hè rồi. 

Câu hỏi thắc mắc hay uống trà gừng 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về cách sử dụng trà gừng hiệu quả. Hy vọng những câu trả lời này sẽ cho bạn một góc nhìn rõ hơn về loại trà này. 

Trà gừng có làm tăng huyết áp không? 

Các chuyên gia không khuyến khích những người mắc chứng cao huyết áp sử dụng loại trà này. Bời vì, trà gừng có thể làm giãn mạch hay thậm chí là đứt mạch máu ở người cao huyết áp. Điều này cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. 

Nhóm đối tượng đã mắc cao huyết áp chỉ uống tối đa 1 cốc/ ngày và uống khi cơ thể bình thường khỏe mạnh. Không uống khi huyết áp đang tăng. 

Liều lượng uống trà bao nhiêu là hợp lý? 

Dù là gừng hay bất kỳ nguyên liệu thuốc bồi bổ nào cũng cần sử dụng đúng liều lượng. Việc dùng quá ít hay quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả và mục tiêu sức khỏe mà bạn mong muốn. 

Các chuyên gia khuyến khích liều dùng gừng tươi như sau:

  • Người bình thường: Không quá 5gr/ngày
  • Phụ nữ mang thai: Không quá 2,5gr/ngày
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu: Không quá 1,2gr/ngày
  • Người muốn giảm cân: Không quá 1gr/ngày

Những ai không nên dùng trà gừng? 

Trà gừng là một loại trà thảo dược quen thuộc và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, một vài đối tượng dưới đây cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi 
  • Người mắt cao huyết áp 
  • Người thể nhiệt, bị trúng nắng, cảm mạo phong nhiệt,… 

Bài viết trên đây, Tiến Sĩ Nước đã chia sẻ rất chi tiết về tác dụng của trà gừng. Hy vọng, qua những thông tin này, bạn sẽ có thể cho mình những công thức pha trà chuẩn vị và tốt cho cơ thể. Đừng quên cảm nhận cơ thể để lựa chọn loại đồ uống phù hợp với cơ địa của bản thân nhé! 

TOP 20 Loại nước uống trị mụn, mát gan, hết nóng trong

Uống nước gừng có tác dụng gì? Có nên uống mỗi ngày?

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *