Nước kiềm được xem là loại nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều người quan tâm vấn đề nước kiềm có thực sự tốt không và uống nước kiềm đúng cách như thế nào? Bài viết này của Tiến Sĩ Nước sẽ mang đến câu trả lời chi tiết và đầy đủ nhất cho bạn!

Mục lục
Uống nước kiềm đúng cách
Uống nước kiềm đúng cách không chỉ giúp tối ưu hóa lợi ích cho sức khỏe mà còn bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh lý không mong muốn. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng từng loại nước ion kiềm hiệu quả:
Nước ion kiềm
Bạn có biết uống nước ion kiềm đúng cách chưa? Nước ion kiềm là loại nước được tạo ra từ máy điện giải thông qua quá trình điện phân, có các đặc tính như giàu hydro và chất chống oxy hóa. Nước ion kiềm có khả năng trung hòa axit dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa, và tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, mức pH 9.5 thường được khuyến nghị cho mục đích uống hàng ngày.
- Cách uống đúng: Người mới bắt đầu nên uống nước với độ pH thấp (8.5 – 9.0) trong tuần đầu để cơ thể làm quen. Sau giai đoạn thích nghi, nước pH 9.5 phù hợp để uống trực tiếp, nấu ăn, pha trà, hoặc làm nước giải khát.
- Lượng nước: Uống khoảng 2-3 lít/ngày tùy theo nhu cầu cơ thể. Có thể điều chỉnh dựa trên cân nặng (60kg ~ 1.8 lít).
- Thời điểm uống: Sáng sớm sau khi thức dậy để thanh lọc cơ thể hoặc trước bữa ăn 30 phút để hỗ trợ tiêu hóa. Tránh uống trong khi ăn để không ảnh hưởng đến lượng axit dạ dày.

Nước trung tính
Nước trung tính là nước có độ pH ở mức 7.0, được coi là trung hòa và không có tính axit hay kiềm. Đây là loại nước phù hợp với các mục đích không yêu cầu tác dụng cân bằng axit – kiềm, như nấu ăn hoặc uống thuốc. Bạn có thể áp dụng một số cách uống nước kiềm đúng cách như sau:
- Uống nước trung tính khi uống thuốc tây: Nước trung tính không chứa ion kiềm hay axit nên không làm thay đổi tác dụng của thuốc, đặc biệt là thuốc tan trong nước hoặc bị ảnh hưởng bởi độ pH.
- Dùng nước trung tính để pha sữa: Thích hợp cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vì nước trung tính không làm ảnh hưởng đến công thức và độ hòa tan của sữa. Đảm bảo nhiệt độ nước phù hợp (40 – 50°C) khi pha sữa
- Sử dụng trong nấu ăn: Nước trung tính được sử dụng khi nấu ăn cho trẻ nhỏ mà không ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng thực phẩm.
- Uống nước trung tính hàng ngày: Phù hợp với người có vấn đề sức khỏe nhạy cảm hoặc cần duy trì sự cân bằng mà không thay đổi độ pH cơ thể.
Lưu ý: Đây không phải nước có lợi ích chống oxy hóa hoặc cân bằng kiềm – axit, nên chỉ phù hợp trong các trường hợp đặc biệt cần trung tính hóa.

Nước kiềm mạnh pH 11.0
Nước kiềm mạnh với độ pH từ 11.0 đến 11.5 không phải là nước uống mà được sử dụng chủ yếu cho các mục đích vệ sinh và xử lý thực phẩm. Việc uống nước kiềm đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe:
- Rửa rau củ và trái cây: Ngâm rau củ, trái cây trong nước kiềm mạnh (pH 11.0 – 11.5) từ 10 đến 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch hoặc nước trung tính (pH 7.0) để loại bỏ hoàn toàn hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, và bụi bẩn bám trên bề mặt rau quả.
- Làm sạch dụng cụ nhà bếp: Sử dụng nước kiềm mạnh để ngâm hoặc lau chùi dụng cụ, loại bỏ dầu mỡ và cặn bẩn trên các dụng cụ như chảo, dao, và mặt bếp. Bạn không cần dùng thêm hóa chất tẩy rửa vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân: Khử trùng vật dụng như bàn chải đánh răng, bình nước hoặc đồ chơi trẻ em. Bạn thực hiện ngâm đồ dùng trong nước kiềm mạnh trong khoảng 10 phút.
Những lưu ý quan trọng:
- Không dùng để uống: Nước kiềm mạnh (pH > 11.0) không phù hợp để uống vì có tính kiềm cao, có thể gây tổn hại niêm mạc hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Không nấu ăn: Nước kiềm mạnh không được sử dụng để chế biến thực phẩm trực tiếp hoặc nấu ăn.
- Bảo quản đúng cách: Lưu trữ trong chai hoặc bình kín, tránh ánh nắng mặt trời để giữ độ pH ổn định.
Lưu ý khi sử dụng nước kiềm
Trẻ em bắt đầu từ 6 tuổi trở lên và người trưởng thành đều có thể sử dụng nước kiềm mỗi ngày. Tuy nhiên khi uống nước kiềm, bạn cần lưu ý uống nước kiềm đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cụ thể như sau:
Thời điểm tốt nhất để sử dụng
Dưới đây là các thời điểm uống nước kiềm đúng cách giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất:
- 7h sáng: Khi vừa thức dậy và bụng đang rỗng, uống một ly nước kiềm sẽ giúp thanh lọc cơ thể, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, và đánh thức các cơ quan trong cơ thể.
- 9h sáng: Sau bữa sáng khoảng 1 tiếng, tiếp tục uống thêm một ly nước kiềm để cung cấp nước và duy trì trạng thái tỉnh táo, sảng khoái.
- 11h30 trưa: Trước bữa trưa khoảng 30 phút, uống nước kiềm giúp chuẩn bị cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn khi tiếp nhận thức ăn.
- 13h30 chiều: Khoảng 1 tiếng sau bữa trưa, uống thêm một ly nước để hỗ trợ cơ thể hấp thụ các dưỡng chất từ thực phẩm một cách hiệu quả.
- 15h chiều: Uống nước vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể bổ sung năng lượng, cải thiện khả năng tập trung, và tăng hiệu suất làm việc hoặc học tập.
- 17h chiều: Trước bữa tối, bổ sung nước kiềm giúp giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và hạn chế tiêu thụ thức ăn dư thừa.
- 20h tối: Sau bữa tối khoảng 1 tiếng hoặc trước khi tắm, uống nước kiềm có thể giúp ổn định huyết áp và hỗ trợ tiêu hóa.
- 22h đêm: Trước khi đi ngủ, uống một ly nước kiềm có thể giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào trong khi ngủ.
Lưu ý:
- Duy trì uống nước kiềm đều đặn theo các mốc thời gian trên để đảm bảo cơ thể hấp thụ tối đa lợi ích.
- Điều chỉnh lượng nước phù hợp với nhu cầu của cơ thể và cân nặng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Uống mỗi ngày bao nhiêu nước kiềm là đủ?
Mỗi người cần uống nước kiềm đúng cách và bổ sung lượng nước khác nhau tùy theo cơ địa và nhu cầu của cơ thể. Để xác định lượng nước cần thiết, bạn có thể dựa trên cân nặng của mình và tính toán theo công thức sau:
Lượng nước (oz) = Cân nặng (lbs) x 0.5
(Trong đó, 1 lbs = 0.5 kg và 1 oz = 0.03 lít)
Ví dụ: Nếu bạn nặng 50 kg, trước tiên, quy đổi cân nặng sang đơn vị lbs: 50 kg = 100 lbs (bằng cách chia 50 cho 0.5). Sau đó, áp dụng công thức:
100 lbs x 0.5 = 50 oz, tương đương với 1.5 lít nước (50 x 0.03).
Khi bắt đầu sử dụng nước kiềm hoặc nước kiềm, bạn nên uống lượng nước thấp hơn so với nhu cầu tính theo công thức trên, để cơ thể thích nghi dần. Sau một thời gian, có thể tăng lượng nước lên mức phù hợp với cơ thể của bạn.
Vì sao không nên đun sôi nước kiềm?
Một trong những lưu ý uống nước kiềm đúng cách là không nên đun sôi nước kiềm. Khi đun sôi, nước kiềm sẽ mất đi các khoáng chất có lợi và có thể xuất hiện hiện tượng kết tủa. Do đó, nước kiềm sau khi đun sôi không còn giữ được đặc tính khác biệt so với nước thông thường. Vì vậy, để bảo toàn tối đa các khoáng chất tự nhiên có lợi trong nước kiềm, bạn nên tránh đun sôi loại nước này trước khi sử dụng.
Trẻ em uống nước kiềm có được không?
Trẻ em hoàn toàn có thể uống nước kiềm, nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc uống nước kiềm đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn non nớt, bố mẹ nên ưu tiên cho bé uống nước lọc trung tính chứa khoáng chất có lợi. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng nước kiềm phù hợp với từng độ tuổi của trẻ:
Độ tuổi | Cách dùng |
Dưới 1 tuổi | Chỉ nên cho bé dùng nước lọc trung tính. |
Từ 1 – 5 tuổi | Kết hợp nước lọc trung tính và nước ion kiềm pH dưới 8.5, giới hạn tối đa 250 ml/ngày. |
Từ 6 – 12 tuổi | Có thể sử dụng nước ion kiềm pH 8.5. |
Từ 12 – 18 tuổi | Nên dùng nước ion kiềm pH 9 – 9.5. |
Việc lựa chọn loại nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ là rất quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất mà không gây hại.

Biết cách bảo quản nước kiềm đúng cách tại nhà
Để tận dụng tối đa lợi ích của nước ion kiềm bạn cần biết uống nước kiềm đúng cách và cách bảo quản tại nhà. Bạn nên uống trong vòng 15 phút sau khi lấy nước từ máy để giữ nguyên các đặc tính tốt nhất của nước. Nếu cần mang nước theo khi đi học, đi làm, hoặc đi chơi, hãy bảo quản trong bình kín khí có khả năng chống tia UV. Với loại bình này, nước có thể duy trì chất lượng tốt trong vòng 24 giờ.
Dưới đây là bảng tỷ lệ % giữ lại tính kiềm (pH) của nước theo thời gian và loại dụng cụ bảo quản:
Dụng cụ bảo quản | 3 giờ | 8 giờ | 1 ngày | 3 ngày |
Vật liệu cao cấp kín khí không bị gỉ | 100% | 90% | 75% | 50% |
Vật liệu cao cấp không gỉ, có nắp hở | 90% | 75% | 55% | 45% |
Nhựa cứng có nắp lật | 90% | 65% | 50% | 35% |
Nhựa mềm thông thường | 88% | 55% | 40% | 25% |
Nhựa cứng 20 lít | 90% | 65% | 50% | 40% |
Thủy tinh | 90% | 85% | 75% | 45% |
Việc chọn đúng loại bình bảo quản sẽ giúp duy trì chất lượng và hiệu quả của nước ion kiềm lâu hơn.
Trên đây là những thông tin về uống nước kiềm đúng cách được Tiến Sĩ Nước tổng hợp. Hãy nhớ bổ sung nước hàng ngày đúng liều lượng để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý không mong muốn nhé!
- So sánh chất lượng 3 loại nước ion kiềm bán chạy hiện nay
- Nước ion kiềm có đun sôi được không? Cần lưu ý gì?
- Giải đáp thắc mắc “Bầu uống nước ion kiềm có tốt không?”