cách nấu la hán quả

Cách nấu la hán quả giải độc gan, thanh lọc cơ thể

5/5 - (1 bình chọn)

Nước la hán quả thường dùng để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể đặc biệt là vào những ngày hè. Nguyên liệu để nấu thức uống này cũng rất dễ kiếm, có thể tìm mua tại các chợ, siêu thị và cửa hàng đồ khô. Bài viết này, Tiến Sĩ Nước sẽ hướng dẫn bạn một số cách nấu la hán quả tốt cho sức khỏe.

Cách nấu la hán quả giải độc gan, thanh lọc cơ thể
Cách nấu la hán quả giải độc gan, thanh lọc cơ thể

Bạn đã biết gì về la hán quả?

La hán quả là cây dây leo rụng, thường mọc hoong và là đặc sản Quảng Tây của Trung Quốc. Quả thường được chế biến khô, bán tại các cửa hàng thuốc Bắc hoặc dùng để nấu nước.

Quả la hán chứa 2 loại đường fructozo, glucozo và nhiều chất khác như vitamin C, các khoáng chất. La hán quả trong Đông Y, nước của quả thường được dùng để giải nhiệt, chữa cảm sốt, viêm họng rất tốt. Cách nấu la hán quả cũng khá đơn giản nên bạn có thể tự nấu tại nhà nhưng cũng nên sử dụng với liều lượng hợp lý.

Thông tin xoay quanh quả la hán
Thông tin xoay quanh quả la hán

Lợi ích của la hán quả

Mogrosid trong la hán quả là một chất chống oxy hóa mạnh, nó được chứng minh là làm chậm tiến trình lão hóa và ngăn ngừa các gốc tự do. Y học cổ truyền thường dùng điều trị bệnh tiểu đường. 

Bên cạnh đó, khi bạn biết cách nấu la hán quả sẽ cho ra loại nước có công dụng làm mát cơ thể, ngoài ra còn có thể nấu làm chè với táo đỏ khô để chống táo bón. Bên cạnh đó, quả còn có tính kháng viêm, chống viêm nhiễm và giảm sưng đau. Uống nước la hán quả còn giúp ngăn ngừa các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm thanh quản và viêm amidan.

Cách nấu nước sâm la hán quả truyền thống

Với nhiều lợi ích như thế thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không học ngay cách nấu la hán quả để thưởng thức. 

Cách nấu la hán quả truyền thống dễ làm nhất
Cách nấu la hán quả truyền thống dễ làm nhất

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • La hán quả: 1 quả
  • Nước lọc: 1 lít

Hướng dẫn nấu 

  • Chọn la hán quả: Chọn quả lớn, trong, khi lắc không có tiếng. Nếu thấy tiếng thì có thể quả la hán quá khô hoặc bị hư. 
  • Tách quả la hán: Bổ quả làm 2 hoặc 4 quả, có thể để vỏ hay bỏ đi đều được. Đôi khi có một số quả bổ ra sẽ bị hư, nếu dùng quả này nấu nước thì nước sẽ không ngọt. Nếu quả bổ ra có ruột màu đậm, hơi ướt thì quả này nấu nước sẽ rất ngon đấy.
  • Cách nấu nước sâm la hán quả: Đun sôi một lít nước, cho la hán quả đã tách vào, chờ khoảng 5-10p thì có thể tắt bếp và uống nước. Có thể thêm đường hoặc dùng thìa dằm quả ra để nước ngọt hơn.

Sử dụng nước la hán quả đúng cách

Nước la hán có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cách nấu la hán quả lại rất đơn giản, dù bạn là người không biết nấu nướng nhưng vẫn có thể tự nấu cho mình.

La hán quả đã có vị ngọt sẵn vừa miệng nên trong cách nấu nước la hán quả, bạn không cần cho thêm đường. Nếu không uống hết trong ngày thì có thể để nguội nước và bảo quản trong tủ lạnh thì có thể giữ nước tới 2-3 ngày.

Cách sử dụng nước la hán quả đúng tốt cho sức khỏe
Cách sử dụng nước la hán quả đúng tốt cho sức khỏe

Một số công thức nấu nước la hán quả khác

Ngoài cách nấu quả la hán truyền thống, bạn cũng có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu khác để thêm một vài món độc lạ nữa nhé. 

Công thức nấu nước sâm la hán với bí đao

Nước la hán quả nấu bí đao được dùng khá phổ biến
Nước la hán quả nấu bí đao được dùng khá phổ biến

Nguyên liệu:

  • Bí đao: 1.5kg
  • Lá dứa: 1 bó
  • Đường phèn: 100g
  • Thục địa: 5g
  • La hán quả: 1 quả

Cách nấu:

  • Bí đao rửa sạch, có thể giữ vỏ hoặc gọt đi, sau đó cắt bí thành khúc. Lá dứa và la hán quả rửa sạch, phần quả tách thành 8 miếng nhỏ.
  • Đun sôi 3 lít nước, cho bí đao, la hán, thục địa vào. Đợi nước sôi thì thêm lá dứa, đường phèn và đậy nắp, hạ lửa nhỏ đến khi bí chín nhừ. 
  • Đợi bí chín thì ra tắt bếp, lọc xác bí trong nồi bằng rây và cho vào bình, đậy lại và có thể để trong tủ lạnh tới 2 ngày.

Canh la hán quả nấu với rau cải xoong

Cách nấu quả la hán khá độc lạ và ít người biết. Món canh này vô cùng bổ dưỡng, thích hợp bồi bổ cho người mới ốm dậy.

Cách nấu: Nấu như canh cải xoong thông thường sau đó bạn thêm thịt phần quả la hán đã sơ chế cùng táo tàu. Nấu đến khi nguyên liệu chín là được.

Rau cải xoong có tính mát dùng thường dùng để nấu canh 
Rau cải xoong có tính mát dùng thường dùng để nấu canh

Công thức nấu la hán quả với nấm tuyết

Nấm tuyết là thực phẩm có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Món chè nấm tuyết kết hợp với la hán quả có hiệu quả dưỡng da. Nên dùng khi chè còn nóng nhé mọi người.

Nấm tuyết là bảo bối dưỡng nhan cho các chị em phụ nữ 
Nấm tuyết là bảo bối dưỡng nhan cho các chị em phụ nữ

Cách nấu chè:

  • Ngâm nấm tuyết trong nước, rửa sạch rồi cắt nhỏ. 
  • Bắc một nước và đun sôi, thêm phần ruột của quả la hán và nấm tuyết đã sơ chế.
  • Có thể thêm nhãn nhục, bí đao, táo tàu, hạt chia tùy sở thích.

Nấu thạch với quả la hán

Cách nấu la hán quả làm thạch cũng khá được ưa chuộng vì món này ăn khá bắt miệng. 

Cách làm:

  • Sơ chế quả la hán để lấy phần ruột, thêm nước và nấu với lửa vừa.
  • Khi nước đã sôi thì hạ lửa, dùng rây lọc phần bã và thêm bột rau câu vào khuấy cho tan bột.
  • Tắt bếp, đổ hỗn hợp ra khuôn hoặc tô to, đợi thạch nguội thì ta cho vào ngăn mát khoảng 30 phút là có thể lấy ra ăn.

Trà nhãn khô và quả la hán

Trà này thích hợp cho những ai đang bị ho và viêm họng, có thể dùng trà nóng hoặc uống lạnh đều rất ngon.

Trà nhãn khô và quả la hán
Trà nhãn khô và quả la hán

Cách pha trà: 

  • Thêm vào nồi lần lượt các nguyên liệu: thịt quả la hán, nhãn khô, đường phèn hoặc mật ong.
  • Thêm nước và nấu với lửa vừa đến khi nước sôi là được.

Hướng dẫn nấu trà hoa cúc cùng quả la hán

Trà hoa cúc được xem là loại trà có tác dụng an thần, chống lại lão hóa và căn bệnh ung thư. Nếu biết cách nấu la hán quả với trà hoa cúc thì món đồ uống này sẽ giúp cơ thể bạn được bồi bổ và chống lại rất nhiều bệnh tật. Trà nên uống khi còn ấm nóng để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Hướng dẫn các bước nấu trà:

  • Hoa cúc mua về rửa sạch và để khô
  • Bắc một chiếc nồi và nấu sôi nước, thêm thịt la hán quả cùng với hoa cúc để khô.
  • Có thể thêm vào nồi trà kỷ từ, đường phèn hoặc mật ong tùy khẩu vị mỗi người nhé.

Trà la hán với táo tàu

Nguyên liệu:

  • La hán quả: 1 trái
  • Táo tàu: 100g
  • Đường: 100g
  • Nước lọc: 500ml

Cách làm:

  • Táo tàu mua về rửa sạch, ngâm với trong nước khoảng 30p rồi vớt ra để ráo, cắt đôi.
  • La hán bổ đôi, bỏ nhỏ cho vào một tô sạch.
  • Đun sôi 500ml nước lọc với quả la hán, nấu sôi khoảng 20p đến khi có mùi thơm đặc trưng và nước thấm chất ngọt từ la hán thì vớt phần bã ra.
  • Thêm 100g đường vào nồi, khuấy đều tay để đường tan, thêm táo đỏ nấu thêm 5p thì tắt bếp. Đợi trà nguội một chút rồi thưởng thức.
  • Cách nấu la hán quả này sẽ cho ra một ly nước ngọt thanh, thêm vào đó có táo đỏ giòn ăn khá bắt vị. 
Nguyên liệu để nấu trà la hán táo tàu 
Nguyên liệu để nấu trà la hán táo tàu

La hán quả nấu cùng nha đam

Nếu không thích cách nấu la hán quả thông thường thì có thể nấu kết hợp với nha đam như một loại topping nhé. Với cách nấu này, nước la hán quả sẽ đặc hơn và có thêm nha đam ăn khá vui miệng.

Trà la hán nha đam có công dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt 
Trà la hán nha đam có công dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt

Nguyên liệu:

  • La hán quả: 1 quả to
  • Nha đam: 200g
  • Muối
  • Nước lọc: 1 lít

Cách làm:

  • Nha đam gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài, ngâm với nước muối 30p sau đó đổ nước đó đi.
  • Cắt hạt lựu nha đam, sau đó lại tiếp tục rửa nha đam với nước muối loãng 4-5 lần.
  • La hán rửa sạch và bẻ thành 6-8 mảnh nhỏ.
  • Cho một lít nước vào nồi, thêm phần quả la hán, bật lừa vừa.
  • Nước hơi sôi thì thêm nha đam hạt lựu vào.
  • Đậy nắp và nấu khoảng 10p là được.

Phương pháp bảo quản nước quả la hán

Nếu nấu với tỷ lệ như trên, bạn có thể dùng chai nửa lít để đựng, tầm 1-2 có thể uống hết và không dư ra. Lỡ bạn có nấu quá nhiều thì có thể tham khảo cách bảo quản như sau:

Phương pháp bảo quản nước quả la hán không mất chất 
Phương pháp bảo quản nước quả la hán không mất chất
  • Khi không uống nữa thì nên đậy kín và bảo quản trong ngăn mát.
  • Khi nào muốn uống nóng có thể hâm lại, nhưng cần lưu ý là chỉ dùng khi nước la hán quả nấu không thêm đường nhé.
  • Nếu bảo quản trong ngăn mát thì có thể giữ được nước tầm 2-3 ngày. Nếu để quá lâu thì nước sẽ không còn ngon mà bắt đầu có vị lạ.

Một số lưu ý khi nấu nước la hán quả

Cách nấu la hán quả tuy đơn giản nhưng trong quá trình nấu đôi khi bạn cũng sẽ gặp một số lỗi nhỏ khiến nước không được ngon. Bạn có thể đọc một số mẹo nhỏ dưới đây để tăng tỷ lệ thành cồn khi nấu nhé:

  • Thường công thức trên dùng nóng sẽ ngon hơn.
  • Nếu muốn uống với đá, với 500ml nước thì nên thêm 100g đường, khi đó bỏ đá vào thì sẽ không cảm thấy bị nhạt.
  • Nên nấu bằng đường phèn thì sẽ tránh bị ngọt gắt.
  • Nếu nấu chung với nhãn nhục thì nên lựa loại sạch, có vị ngọt nhẹ, nhãn nhục nâu sẽ cho màu trà đẹp hơn các loại khác.

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại nước uống thanh nhiệt, thải độc cơ thể mà có thể tự làm ở nhà thì nước la hán quả sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Có nhiều cách nấu la hán quả, bạn có thể mix thêm nhiều loại nguyên liệu để món nước trở nên bổ dưỡng và đậm đà hơn. Hy vọng qua bài viết thì bạn đã biết thêm nhiều món ăn thú vị với quả la hán.

> Tham khảo:

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *