Một số người thắc mắc những con số và ký hiệu nhựa dưới đáy mỗi chai nước là gì? Các con số này đại diện cho từng loại nhựa và cách sử dụng cũng như tái chế của từng loại. Để hiểu thêm chi tiết thì mọi người hãy cùng Tiến Sĩ Nước đọc thêm bài viết dưới đây.
Mục lục
Ý nghĩa của ký hiệu nhựa dưới đáy chai
Giá thành rẻ và tính tiện dụng là thứ đã khiến chai nhựa trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy thông dụng là vậy nhưng bạn có biết có bao nhiêu loại nhựa, các ký hiệu nhựa trên các sản phẩm hằng ngày là gì không?
Hiện nay thì mọi người đang thường chia các loại nhựa ra làm 7 nhóm. Với mỗi nhóm sẽ có một ký hiệu khác nhau. Để hiểu thêm thì bạn có thể theo dõi chi tiết từng mục để hiểu thêm.
Ký hiệu nhựa số 1 – PET (PETE)
PET – Polyethylene là loại nhựa được dùng phổ biến trong các ngành hàng tiêu dùng, Nó thiết kế được dùng chỉ một lần, nếu tái sử dụng các sản phẩm chai nhựa PET nhiều lần có thể làm vi khuẩn phát triển. Nhựa PET có đặc điểm là khó khử nhiễm, có thể sinh ra chất BPA nếu tái sử dụng nhiều lần.
Có thể tái chế nhựa PET bằng cách cắt chúng thành mảnh nhỏ để tạo ra chai PET mới hoặc kéo thành sợi polyester. Sợi này được dùng trong hàng dệt may. Nhựa PET chỉ nên tái chế chứ không nên tái sử dụng, nên cân nhắc chuyển sang đựng bằng các bao bì dùng một lần.
Ký hiệu nhựa số 2 – HDP (HDPE)
Ký hiệu nhựa HDPE (HDP) – Polyethylene chỉ các loại nhựa cứng dùng làm bình đựng sữa, chất tẩy rửa, đồ chơi,… Nhựa HDP là nhựa được tái chế phổ biến và an toàn nhất.
Nhựa HDPE rất bền, khó bị hỏng và không sinh ra các chất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Chính vì vậy, bạn hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm nhựa HDP trong bảo quản thực phẩm lâu dài nhé!
Mỗi năm chỉ có 30-35% nhựa HDPE được tái chế. Để giảm ô nhiễm môi trường bạn hãy cân nhắc khi sử dụng các loại túi dùng một lần.
Ký hiệu nhựa 3 – Polyvinyl Clorua – PVC
Ký hiệu nhựa thứ 3 mà bài viết muốn giới thiệu đến bạn chính là nhựa PVC. Nhựa Polyvinyl Clorua hay PVC thường được dùng làm vật liệu bọc dây cáp máy tính, ống nhựa. PVC còn thường được dùng khung cửa sổ, vòi vườn, mái vòm vì loại nhựa này ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Tính chất của nhựa PVC:
- Không an toàn, dễ rò rỉ nên ít được dùng làm vật liệu sinh hoạt.
- Dưới 1% nhựa PVC được tái chế.
- Không nên sử dụng nhựa PVC làm đồ đựng thực phẩm, đồ dùng cho trẻ em.
Ký hiệu nhựa số 4: LDPE – Polyetylen
Polyetylen mật độ thấp hay LDPE là nhựa nhiệt dẻo được làm từ ethylene monome. LDPE thường là chất liệu sản xuất túi co nhiệt, chai nhựa dẻo, túi gói thực phẩm. Hầu hết các túi nhựa tạp hóa sử dụng hiện nay được làm bằng chất liệu này.
Vì tính an toàn nên bạn sẽ thường thấy ký hiệu nhựa LDPE tại các sản phẩm nước uống. LDPE thường được tái chế làm gỗ nhựa, lót thùng rác và cả gạch lát sàn và khi tái chế nó sẽ không cứng bằng các sản phẩm HDPE.
Ký hiệu nhựa 5: Tấm nhựa PP – Polypropylen
Polypropylen là viết tắt của tấm nhựa PP, nó là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propylen. Khi sản xuất hạt nhựa thường nhà sản xuất sẽ pha trộn thêm các hạt màu để thêm bắt mắt.
Nhựa PP dai và nhẹ, khả năng chịu nhiệt tốt, thường dùng làm vật liệu chống ẩm, dầu, mỡ và hóa chất thích hợp để bảo quản thức ăn. Nắp chai nhựa, hộp bơ thực vật, sữa chua bạn cũng sẽ thường xuyên bắt gặp ký hiệu nhựa PP.
Có thể tái chế nhựa Polypropylen bằng một số phương pháp đơn giản nhưng hiện nay chỉ khoảng 3% các sản phẩm được làm từ nhựa PP được tái chế. Nhựa tái chế từ PP có thể làm chổi nhựa, thùng, khay đựng đồ.
Ký hiệu nhựa 6: Tấm nhựa PS
Nhựa PS hay Polystyren là nhựa nhiệt dẻo, sản xuất từ phản ứng trùng hợp styren. Tấm PS nguyên sinh có thể tái chế thành PS tái sinh có độ cứng cao, trong suốt không mùi. PS là một loại nhựa rẻ tiền, nhẹ và có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
Nhựa PS được thường được sản xuất làm cốc nhựa xài một lần, hộp đựng thức ăn mang đi, bao bì xốp. Một số vật liệu xốp cách nhiệt, tấm lót sàn gỗ công nghiệp cũng sẽ bắt gặp ký hiệu nhựa PS.
Khi đun nóng nhựa có thể tạo ra styrene là một chất gây ung thư, đặc biệt là khi đun trong lò vi sóng. Thành phần trong nhựa PS còn có thể gây hại đến sức khỏe và làm rối loạn chức năng sinh sản. Chính vì vậy bạn nên hạn chế dùng nhựa PS dưới điều kiện môi trường ở nhiệt độ cao.
Ký hiệu nhựa số 7: Nhựa PC hoặc không in kí hiệu
Ngoài 6 loại ký hiệu nhựa ở trên thì còn một số loại nhựa khác như nhựa PC. Loại nhựa số 7 này có khả năng hóa chất rửa trôi và chứa BPA. Nhóm này thường được ứng dụng làm bình sữa trẻ em, cốc sippy. bộ phận xe hơi. Các hộp đựng thực phẩm thường được ký hiệu chữ cái “PC” dưới đáy.
Nhóm nhựa này không thể tái sử dụng trừ phi có mã phân hủy PLA. Nên hạn chế dùng nhựa số 7 và đặc biệt là đựng đồ ăn cho trẻ em.
Một số ký hiệu nhựa khác trên hộp đựng thực phẩm
Một số ký hiệu thông dụng thường thấy trên các hộp thực phẩm mà bạn nên biết:
- Dùng được trong lò vi sóng (Một số hộp còn có chữ Microwave Safe)
- An toàn khi đựng thực phẩm
- Sử dụng được trong tủ đông
- Không chứa chất độc BPA (Một trong những chất độc gây ung thư)
- Có thể rửa bằng máy rửa chén
Mức độ độc hại của chất BPA trong nhựa
Bạn có thể từng nghe qua chất BPA là một chất gây ung thư, vậy bạn có thực sự hiểu rõ mức độ nguy hiểm của chất này không? Tên đầy đủ của BPA là Bisphenol A, hóa chất phổ biến trong công nghiệp để sản xuất chất dẻo và một số loại nhựa. Chất này được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng cá nhân, đồ đựng thực phẩm.
Mặc dù mang lại giá trị kinh tế cao nhưng một số nước đã ban hành lệnh cấm BPA vì mức độ độc hại của nó. Cơ quan hóa chất của châu Âu đã công bố BPA có khả năng gây rối loạn nghiêm trọng các nội tiết tố trong cơ thể.
Một số căn bệnh do BPA có thể kể tới như:
- Rối loạn thần kinh
- Dậy thì sớm
- Rối loạn chức năng sinh sản
- Gây ung thư
Phân loại các loại nhựa nên và không nên dùng
Các loại nhựa nên dùng là nhóm ký hiệu nhựa 1, 2, 4, 5 còn lại là nhóm cần hạn chế và tránh sử dụng 3, 6, 7.
Các loại nhựa có thể tái chế
Có hai loại nhựa là nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo. Với loại nhiệt dẻo thì có thể nấu chảy và làm thành các sản phẩm mới. Tuy nhiên các loại nhiệt rắn có thành phần polyme liên kết chéo đã tạo liên kết bền vững nên không thể tái chế.
Chai nước ngọt và chai sữa (Ký Hiệu Nhựa PET và HDPE) là những loại nhựa được tái chế phổ biến. Nhưng đừng nhầm tấm nhựa pom, thực tế những tấm này không phải nhựa tái chế đâu nhé.
Tại sao phải tái chế nhựa?
Tái chế nhựa là một việc làm góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên đang dần cạn kiệt. Vì vậy bạn cũng nên ghi nhớ các loại ký hiệu nhựa để có thể sử dụng và tái chế hợp lý. Một số lợi ích mà việc tái chế nhựa mà có thể bạn chưa biết:
- Giảm rác thải ra biển
- Giảm thải carbon dioxide
- Ngăn việc môi trường nóng lên
- Tạo ra hệ thống sử dụng nguyên liệu bền vững
Có thể nhận biết nhựa tái chế như thế nào?
Không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế nên bạn cần phải học cách nhận biết các loại nhựa này và phân loại chúng. Điều đơn giản nhất là có thể chú ý và tìm kiếm các ký hiệu nhựa trên nó.
Loại nhựa tái chế nào an toàn và có thể dùng trong việc nấu nướng
Hiện nay nhiều sản phẩm nhựa tái chế cũng thường xuất hiện tại nhà bếp. Phổ biến nhất là các sản phẩm thớt nhựa được làm từ PE và PP. Ngoài ra các sản phẩm được tái chế từ nhựa PET(1), HDPE(2), LDPE(4) cũng được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.
Các chương trình tái chế các sản phẩm từ nhựa hiện nay đang rất được quan tâm. Nếu biết cách tối ưu nó thì đây sẽ là một giải pháp xanh để bảo vệ môi trường. Việc tái chế này cũng không quá khó, bạn có thể học dần từ cách phân biệt các ký hiệu nhựa từ bây giờ. Mỗi việc làm nhỏ của bạn đã và đang giúp cho trái đất một tốt hơn.
> Bài viết liên quan:
- 35+ Ý tưởng tái chế chai nhựa độc đáo ấn tượng nhất 2022
- 5+ Ý tưởng tái chế chai nhựa thành hộp bút siêu dễ thương
- 17+ Ý tưởng tái chế chai nhựa trồng cây đơn giản độc đáo
- 6 Cách tái chế chai nhựa thành con vật sáng tạo ấn tượng cho bé