Mạch nước ngầm: Tất tần tật những gì bạn cần biết!

3.9/5 - (12 bình chọn)

Mặc dù mạch nước ngầm tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng rất ít người hiểu đầy đủ mạch nước ngầm là gì, nước ngầm có vai trò như thế nào và cách sử dụng nguồn nước ngầm an toàn, hiệu quả ra sao.

Để quá trình tìm hiểu của bạn dễ dàng hơn, Tiến Sĩ Nước đã tóm tắt tất cả thông tin quan trọng liên quan đến nước ngầm trong bài viết này. Cùng tham khảo ngay bên dưới!

Mục lục

1. Nước ngầm là gì? Mạch nước ngầm là gì?

1.1. Nước ngầm là gì?

Nước ngầm là nước tồn tại ở bề mặt dưới của đới bão hòa. Nó được lưu trữ và di chuyển chậm qua các cấu tạo địa chất của đất, cát, đá,…

1.2. Mạch nước ngầm là gì?

Mạch nước ngầm cũng là nguồn nước tồn tại dưới lòng đất, nhưng nó nằm ở bề mặt trên của đới bão hòa. Cấu tạo mạch nước ngầm không chỉ tồn tại ở một không gian cố định trong lòng đất mà còn là các mạch nước chảy dài theo các dòng chảy.

Nó có thể nằm sâu hoặc nông phụ thuộc vào một số yếu tố như đặc điểm vật lý của khu vực, điều kiện khí tượng,…

1.3. Quá trình hình thành của mạch nước ngầm

Khi mưa rơi xuống, một phần trong số đó chảy qua bề mặt đất và tích tụ trong sông, hồ,… và cuối cùng là đại dương. Nhưng một số nước thấm vào lòng đất và tích tụ trong các vết nứt hoặc lỗ rỗng trong đá, tạo thành các nguồn nước ngầm.

Quá trình hình thành mạch nước ngầm
Quá trình hình thành mạch nước ngầm

1.4. Đặc tính nổi bật của nước ngầm trong mạch nước ngầm

  • Nhiệt độ tương đối ổn định.
  • Độ đục của nước ngầm thay đổi theo mùa.
  • Độ khoáng hóa thường không đổi.
  • Tốc độ dòng chảy của nước ngầm được kiểm soát bởi hai đặc tính của đá: độ rỗng và độ thấm.
  • Nước ngầm chuyển động liên tục, mặc dù tốc độ di chuyển của nó chậm hơn so với tốc độ di chuyển trong dòng, vì nó phải đi qua những lối đi phức tạp giữa các không gian tự do trong đá.
  • Hàm lượng O2 thấp, CO2 cao.
  • Mangan và sắt thường xuất hiện với hàm lượng khác nhau.
  • H2S thỉnh thoảng xuất hiện trong nước ngầm.
  • Nitrat, Silic đôi khi có hàm lượng cao.
  • Clo có thể bị ảnh hưởng hoặc không tùy theo từng khu vực.

2. Tầng nước ngầm là gì? Các tầng nước ngầm phổ biến

Tầng nước ngầm là những tầng nước được hình thành dưới lòng đất. Căn cứ vào tính chất chứa nước và vận chuyển nước, chúng ta có thể chia thành 4 tầng nước dưới đất như sau:

2.1. Tầng chứa nước

Còn được gọi là tầng ngậm nước, là một lớp nước dưới lòng đất ở trong đá thấm nước hoặc các chất xốp như: sỏi, cát, bùn, đất sét,… Tại đây, nước được tích trữ và chuyển động, từ đó có thể được hút lên qua giếng.

2.2. Tầng nước ngầm

Tầng trên cùng này có khả năng thấm nước, chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp của thời tiết. Chẳng hạn như trời mưa nhiều mực nước sẽ dâng cao, ngược lại khi nắng nhiều mực nước sẽ giảm xuống.

2.3. Tầng chứa nước nhưng không chuyển nước

Đây là tầng có khả năng trữ nước nhưng không có khả năng vận chuyển nước.

2.4. Tầng cách nước

Nó có khả năng hạn chế dòng chảy từ tầng chứa nước này đến tầng chứa nước khác, nếu tầng này không thấm hoàn toàn thì được gọi là tầng chắn.

3. Phân biệt nước ngầm với nước tự nhiên

3.1. So sánh nước mặt và nước ngầm

Nước mặt là nguồn nước có ở sông suối, ao hồ, các vùng đất trũng bị ngập nước hay đập nước do con người xây dựng.

Nguồn nước này được bổ sung khi trời mưa và mất đi khi dòng chảy của chúng đổ ra đại dương. Nước mặt và nước ngầm đều là nguồn cung cấp nước cho con người.

3.2. Sự khác nhau giữa nước dưới đất và nước ngầm

Thực tế, nước ngầm và nước dưới lòng đất là gần như tương tự. Bởi vì như Tiến Sĩ Nước đã chia sẻ ở trên, chúng ta đã biết nước ngầm là một dạng nước dưới đất. Nước dưới đất bao gồm: nước ngầm, nước trong đá, nước có áp, nước trong đới khí hậu.

Một sự khác biệt của nước ngầm có thể kể đến chính là nước ngầm không có áp lực và trọng lực, nên bề mặt nguồn nước ngầm là bề mặt thoáng tự do.

4. Tầm quan trọng của nước ngầm trong đời sống

4.1. Đối với toàn cầu

Nước ngầm chiếm trung bình 1/3 lượng nước ngọt mà con người tiêu thụ, nhưng tỷ lệ này có thể lên tới 100% ở một số nơi trên thế giới.

4.2. Đối với kinh tế

Nước ngầm là nguồn nước chính cho tưới tiêu và công nghiệp thực phẩm. Trong nông nghiệp, nó được sử dụng một cách linh hoạt:

  • Khi trời khô hạn và nhu cầu lớn có thể khai thác nhiều nước ngầm hơn.
  • Khi có mưa đáp ứng nhu cầu cần thiết sẽ khai thác ít nước ngầm hơn.

4.3. Đối với môi trường

Vai trò của nước ngầm là rất quan trọng trong việc giữ mực nước và chảy ra sông, hồ hay các vùng đất ngập nước.

Đặc biệt trong những tháng khô hạn khi lượng nước mưa được bổ sung rất ít, nó cung cấp cho môi trường dòng nước ngầm chảy qua đáy các vực nước kể trên, đảm bảo đời sống hoang dã và thực vật sống trong môi trường này.

Nước ngầm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hàng hải qua các vùng nước nội địa vào các mùa khô hạn. Bằng cách xả nước ngầm vào các con sông, nó góp phần duy trì mực nước cần thiết.

Tầm quan trọng của nước ngầm trong đời sống
Tầm quan trọng của nước ngầm trong đời sống

5. Lý do nên sử dụng mạch nước ngầm

5.1. Ưu điểm

Nước ngầm là một loại tài nguyên có vai trò rất quan trọng và ít chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan, ví dụ như nó không vì hạn hán mà hết nước cũng như không bị biến động theo mùa.

Vì vậy chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc cung cấp nước khi dùng mạch nước ngầm. Ngoài ra chúng ta cũng có thể khai thác nó để cung cấp nước cho những khu vực có mật độ dân cư thấp.

Với lợi thế nguồn nước dồi dào và có sẵn nên giá thành của nước ngầm sẽ rẻ hơn so với nước sạch.

5.2. Nhược điểm

Khả năng tái tạo không cao là một trong những nhược điểm vẫn đang tồn tại khi khai thác nước ngầm. Nếu tình trạng khai thác bừa bãi hiện nay còn tiếp diễn, thì sớm hay muộn nguồn nước ngầm sẽ bị cạn kiệt, dẫn tới tình trạng sạt lở đất.

6. Nước ngầm có thật sự an toàn khi sử dụng không?

Có thể bạn nghĩ tầng nước ngầm ở sâu trong lòng đất nên rất sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên không hẳn như vậy, bởi vì trong nước ngầm có chứa nhiều loại kim loại nặng như: sắt, chì, kẽm, đồng, mangan, thạch tín,… 

Tuy với hàm lượng nhỏ nhưng nếu không qua xử lý thì nước ngầm vẫn không an toàn để sử dụng.

7. Hướng dẫn cách tìm nguồn nước ngầm hiệu quả

Nếu có nhu cầu khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng cho sinh hoạt hoặc sản xuất, bạn có thể tham khảo một số cách tìm mạch nước ngầm sau đây:

7.2. Tìm mạch nước ngầm bằng hai thanh sắt

Bạn có thể dùng hai thanh sắt hình chữ L dài khoảng 50cmm, ngoắc hai thanh sắt trên ngón tay và giữ thăng bằng. Khi có sự xuất hiện của mạch nước ngầm hai thanh sắt sẽ bắt đầu chuyển động dần đều.

Bạn cần tiếp tục đi theo chuyển động của thanh sắt. Khi đến đúng mạch nước thanh sắt sẽ không còn lắc qua lại nữa.

7.1. Sử dụng máy dò

Sử dụng máy dò nước ngầm mang đến độ chính xác cao hơn so với cách thủ công. Loại máy này giúp bạn tìm được độ sâu, chiều dài và chiều rộng của mạch nước, biết được các tầng nước cụ thể,…

8. Cách xử lý và khai thác mạch nước ngầm

8.1. Sử dụng máy lọc nước

Máy lọc nước có tác dụng vô hiệu hóa các vi khuẩn và vi rút, loại bỏ các kim loại nặng còn sót lại trong nước, đồng thời bổ sung thêm một số loại khoáng có lợi cho cơ thể, giúp bạn an toàn khỏi các tác nhân có hại từ nguồn nước ngầm.

8.2. Xây dựng hệ thống lọc

Hệ thống lọc nước sẽ bao gồm hai phần: phần bể lọc và phần bể chứa nước sau khi lọc.

Bạn có thể đổ vào phần bể lọc các vật liệu như cát vàng, sỏi nhỏ, cát thạch anh, cát mangan, vật liệu than hoạt tính, vật liệu lọc,… và tiến hành lọc nước.

Để có được một hệ thống lọc nước đúng chuẩn và an toàn, bạn có thể yêu cầu tư vấn từ các dịch vụ xây dựng hệ thống lọc nước.

9. Thực trạng về nguồn nước ngầm hiện nay

9.1. Tình trạng ô nhiễm về mạch nước ngầm hiện nay như thế nào?

Nguồn nước mặt ở Việt Nam tại các sông, hồ, ao,… đang bị ô nhiễm cao, kéo theo nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm. Những nơi tập trung đông đúc dân cư, khu công nghiệp là bị ô nhiễm nặng nhất.

Vì vậy, việc xử lý và cung cấp nguồn nước sạch đang gặp nhiều khó khăn.

9.2. Vì sao nước ngầm bị ô nhiễm?

Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các ruộng lúa mà người dân phun thuốc trừ sâu hay bón phân,… là các nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm.

Ngoài ra, tình trạng giếng khoan khai thác nước quy mô nhỏ tại khu vực sản xuất, kinh doanh hay giếng khoan tự phát tại các khu dân cư không được kiểm soát, dẫn đến việc khai thác không hợp lý.

Những chất thải ở gần khu vực đó ngấm xuống các tầng nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm
Nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm

9.3. Hậu quả của ô nhiễm mạch nước ngầm khi chưa được xử lý nghiêm trọng như thế nào?

Nước ngầm bị ô nhiễm nếu chưa qua xử lý kỹ lưỡng có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn dùng nó để sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như:

  • Nước ngầm bị nhiễm asen: Gây ra tình trạng buồn nôn, sạm da, rụng tóc. Nếu sử dụng lâu sẽ bị giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim,… Với hàm lượng lớn thậm chí còn làm mạch đập yếu, nhợt nhạt, thâm tím, nguy cơ tử vong cao.
  • Nước bị nhiễm hàm lượng NH3 cao: Dẫn tới hiện tượng thiếu oxy trong máu, nó phản ứng với axit amin tạo thành nitrosamine – hợp chất gây ung thư.
  • Nước ngầm nhiễm vi sinh vật, nhiễm khuẩn: Đây là điều kiện thuận lợi để bùng phát các loại dịch nghiêm trọng như: tiêu chảy, bại liệt, giun sán, viêm não,…

9.4. Làm thế nào để cải thiện tình trạng nước ngầm bị ô nhiễm?

Hãy cùng bảo vệ nguồn nước quý giá của tự nhiên này thông qua những hành động như:

  • Giữ ý thức bảo vệ môi trường.
  • Theo dõi các mạch nước ngầm thường xuyên để kịp phản ứng với những trường hợp nước bị ô nhiễm.
  • Các nhà máy sản xuất tuân thủ quy trình xả nước thải theo quy định, không thải trực tiếp ra môi trường.
  • Các cơ quan chức năng siết chặt quy định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có những hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường nước.

Tiến Sĩ Nước hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của mình liên quan đến mạch nước ngầm. Chúng ta cần tự bảo vệ sức khỏe bằng cách dùng các nguồn nước ngầm đã qua xử lý.

Cuối cùng là đừng quên sử dụng những nguồn nước sạch để giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh mỗi ngày bạn nhé!

Tất cả những điều cần biết về các nguồn nước trong tự nhiên

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *