Trái lựu có rất nhiều tên gọi khác nhau như thạch lựu, thừu lựu. Nước ép lựu thu được bằng phương pháp ép hạt để lấy nước cốt. Trong lựu chứa nhiều các chất oxy hóa, hàm lượng vitamin cao. Bài viết này, Tiến Sĩ Nước sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về tác dụng của nước lựu, cách làm cũng như hướng dẫn sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Mục lục
Uống nước ép lựu có tác dụng gì?
Quả lựu có thể ăn trực tiếp, làm siro nhưng tuyệt vời nhất vẫn là ép nước uống. Trong nước ép lựu chứa đến 100 các loại khoáng chất có nguồn gốc từ thực vật. Điều này giúp loại nước uống có hương vị thơm ngon cũng như mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chống oxy hóa
Thành phần trong nước lựu chứa nhiều các chất oxy hóa, cao hơn 3 lần so với cả rượu vang đỏ, trà xanh. Sắc tố đỏ của lựu có được nhờ chất polyphenols, là chất chống oxy hóa mạnh. Đây là nguyên nhân giúp uống nước ép lựu có khả năng chống oxy, loại bỏ các gốc tự do và chống viêm.
Bổ sung vitamin
Mỗi ngày dùng nước lựu ép là bạn đã bổ sung vào cơ thể 40% lượng vitamin cần nạp vào cơ thể. Vitamin C là chất quan trọng để làm đẹp da, tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, trong trái lựu còn chứa đa dạng các loại vitamin cần thiết để cơ thể phát triển, duy trì hoạt động. Các vitamin có thể kể tới trong nước ép lựu là vitamin C, E, K, B1, B2. B3.

Phòng ngừa ung thư
Các bạn cũng đã biết trong nước lựu có chứa các chất oxy hóa cao hơn trà xanh, rượu vang đỏ gấp 3 lần. Các chất này sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do, tránh để chúng làm tổn thương đến các tế bào trong cơ thể gây ra ung thư.
Đặc biệt có thể kể đến chất flavonoid, hợp chất này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiều gốc ung thư khác nhau. Kết quả nghiên cứu gần đây đã cho thấy, dùng nước ép lựu có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.
Nếu sử dụng nước lựu thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ PSA, hỗ trợ chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể.
Bảo vệ trí nhớ
Chất chống oxy hóa trong trái lựu có khả năng hồi phục những tổn thương của tế bào não. Nước ép lựu còn có khả năng giúp lưu thông máu lên não tốt hơn, cung cấp đủ lượng oxy để não hoạt động. Vì thế, đồ uống này sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ.
Bên cạnh đó, hàm lượng cao các chất oxy hóa còn giúp làm chậm quá trình phát triển bệnh Alzheimer, bảo vệ trí nhớ cho người bệnh. Mỗi ngày dùng khoảng 240ml nước lựu sẽ giúp bạn học tập, ghi nhớ tốt hơn.

Hỗ trợ tiêu hóa
Sử dụng nước ép lựu giúp giảm viêm ở đường ruột, từ đó hỗ trợ tiêu hóa. Người bị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và một số về đường ruột có thể uống nước lựu để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh dùng đồ uống này có thể chữa tiêu chảy, bạn nên tránh sử dụng nó khi bị tiêu chảy.
Ngăn chặn bệnh tim
Lời khuyên của các chuyên gia là nên sử dụng thường xuyên nước ép lựu để phòng ngừa một số bệnh lý về tim mạch. Đồ uống này giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim. Nồng độ cholesterol xấu cũng sẽ giảm đáng kể, năng tình trạng máu đông, nghẽn mạch máu.

Kháng virus
Hàm lượng vitamin C và E cao trong nước ép lựu giúp tăng cường sức đề kháng của hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng trái lựu có khả năng chống nhiễm trùng, kháng khuẩn và virus rất cao.
Cải thiện khả năng tình dục và sinh sản
Sự mất cân bằng oxi hóa trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn tới việc rối loạn chức năng tinh trùng, đôi khi làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới.
Việc chứa một lượng chất oxy hóa cao giúp nước ép lựu có thể giúp phụ nữ tăng khả năng sinh sản. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng sự oxi hóa của nhau thai. Ở nam, đồ uống này có khả năng kích thích sản xuất ra hormone testosterone, cải thiện khả năng tình dục ở nam giới.
Chữa tiểu đường
Ở Ấn Độ và Trung Đông, nước lựu là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Dùng đồ uống này đúng cách sẽ giúp giảm sự đề kháng của insulin, làm hạ đường đường có trong máu.
Rối loạn dạ dày
Những ai mắc chứng rối loạn dạ dày có thể thử dùng nước ép lựu. Từ trái lựu, vỏ cây lẫn lá đều có thể làm dịu dạ dày, cải thiện các tình trạng về hệ tiêu hóa. Ngoài nước ép từ quả lựu thì bạn có thể dùng trà làm từ lá lựu. Nước lựu còn có tác dụng với bệnh tả và kiết lỵ.

Sức khỏe răng miệng
Với khả năng kháng khuẩn, virus cực tốt của nước lựu ép sẽ làm giảm những tác động của mảng bám lên răng, bảo vệ men răng của bạn. Các dưỡng chất cũng sẽ giúp răng miệng chắc khỏe, chống lại một số bệnh thường gặp như sâu răng, hôi miệng.
Viêm xương khớp
Nước ép lựu còn có khả năng giảm viêm xương khớp nhờ chất flavonoid. Các tổn thương trong sụn khớp có thể được chữa lành, ngăn chặn tạo ra enzym phá vỡ các mô liên kết.
Sử dụng nước ép lựu thường xuyên giúp giảm viên toàn cơ thể, có lợi cho các tình trạng viêm xương khớp, các mô sụn đang bị tổn thương và một số bệnh viêm khớp khác.
Tăng sức bền và thể lực
Nếu bạn là người yêu thích thể thao thì đây là đồ uống không thể bỏ qua. Nước ép lựu có khả năng giảm đau, hỗ trợ cho quá trình phục hồi cơ thể. Các tổn thương do oxi hóa tạo ra khi tiến hành tập luyện cũng được chữa lành.

Hướng dẫn làm nước ép lựu nguyên chất
Uống nước ép lựu nguyên chất, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị và hương thơm nguyên bản của loại thực phẩm này. Tuy nhiên, thành phẩm có ngon hay không phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu đầu vào. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ để bạn chọn được lựu ngon.
- Hình dáng bên ngoài của quả lựu ngon sẽ hơi vuông, có góc cạnh chứ không tròn trịa như quả táo, quả cam.
- Vỏ lựu có màu đỏ nâu xen lẫn một ít vàng nhạt và khi cầm cảm thấy sự săn chắc và mịn từ vỏ.
- Phần rốn càng lớn thì lựu càng ngọt.
Chuẩn bị: 2 quả lựu, đường, nước cốt chanh, đá viên và máy ép trái cây.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lựu, sau đó tách bỏ vỏ chỉ lấy hạt lựu
- Bước 2: Cho hạt lưu, 20ml nước đường, 10ml nước cốt chanh vào máy ép hoặc máy sinh tố.
- Bước 3: Rây lại hỗn hợp để loại bỏ bã
- Bước 4: Thêm đá viên vào là có thể dùng ngay.
Nước ép lựu mix với gì ngon mà không mất chất?
Để làm đa dạng cẩm nang pha chế của bạn, Tiến Sĩ Nước xin giới thiệu 8 công thức mix nước ép lựu, đảm bảo bạn sẽ có thêm những thức uống bổ dưỡng để chiêu đãi gia đình và bạn bè.
Công thức nước ép lựu ổi
Lựu và ổi đều là những loại trái cây mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho người dùng. Ổi mang mùi hương đặc trưng và chứa nhiều vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Còn lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh giúp phòng ngừa ung thư và kháng virus hiệu quả.
Hai loại nguyên liệu này kết hợp lại với nhau sẽ cho ra thành phẩm nước ép lựu với mùi hương thoang thoảng, kích thích vị giác. Tuy nhiên vì ổi chứa acid nên hạn chế ăn vào khi bụng đói.
Nguyên liệu:
- Lựu đỏ: 1 trái
- Ổi: 2 quả
Cách thực hiện:
- Lựu mua về rửa sạch, tách bỏ vỏ và chỉ dùng hạt lựu.
- Ổi rửa sạch trước khi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ép
- Cho 2 nguyên liệu vào ép lấy nước
Công thức nước ép lựu và táo
Táo là loại nguyên liệu phổ biến dùng để tráng miệng và chế biến các món ăn. Bạn có thể tìm mua táo ở bất cứ đâu, tuy nhiên nên lựa chọn các cửa hàng kinh doanh thực phẩm hữu cơ để hạn chế lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên vỏ.

Nguyên liệu:
- Lựu đỏ: 1 quả
- Táo: 2 quả
Cách thực hiện:
- Lựu bóc vỏ, tách lấy phần hạt
- Táo gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ
- Cho 2 nguyên liệu và máy ép lần lượt trong khoảng 1-2 phút.
Công thức nước ép lựu và cam
Lựu và cam đều nằm trong “top” những loại quả tốt cho sức khỏe, chúng chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim khỏe mạnh. Ngoài ra còn cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp từ bên trong.
Nguyên liệu:
- Lựu đỏ: 2 quả
- Cam: 1 quả
Cách thực hiện:
- Lựu cắt làm đôi, tách bỏ vỏ chỉ lấy hạt
- Cam bổ đôi vắt lấy nước
- Cho lựu vào máy ép, sau đó đổ ra ly rồi trộn với nước ép cam.
Công thức nước ép lựu và cà rốt
Nước ép lựu kết hợp với cà rốt không những giúp cơ thể thanh nhiệt, giải khát mà còn cung cấp hàm lượng cao vitamin và chất chống oxy hóa. Giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng sống.

Nguyên liệu:
- Lựu đỏ: 1 quả
- Cà rốt: 2 quả
Cách thực hiện:
- Lựu cắt làm đôi, tách bỏ vỏ chỉ lấy hạt
- Cà rốt gọt bỏ vỏ sau đó cắt thành từng miếng nhỏ vừa ép
- Cho lựu và cà rốt vào máy ép lấy nước
Công thức nước ép lựu và nho
Nếu bạn đang sống trong giai đoạn thời tiết không tốt, sáng thì nóng ẩm, chiều tối thì mưa dầm. Bạn đang cảm thấy cơ thể khó chịu, sức khỏe không ổn định thì đây là loại nước dành cho bạn.
Lựu và nho đều là trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ bạn chống lại những mầm bệnh do thay đổi thời tiết gây ra.
Nguyên liệu:
- Lựu: 2 quả
- Nho: 100gr
Cách thực hiện:
- Lựu cắt làm đôi, tách bỏ vỏ chỉ lấy hạt
- Nho rửa sạch, loại bỏ hạt trước khi ép để tránh bị đắng nước
- Cho 2 nguyên liệu lựu và nho vào máy ép.
Công thức nước ép lựu và củ dền
Củ dền rất tốt cho sức khỏe, chúng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa mạnh để hỗ trợ sức đề kháng cơ thể. Tuy nhiên, củ dền tươi có mùi đặc trưng, bạn có thể kết hợp thêm cam để hài hòa mùi và vị của công thức nước ép này.

Nguyên liệu:
- Lựu: 1 quả
- Củ dền: 2 củ
Cách thực hiện:
- Củ dền rửa sạch đất cát, sau đó gọt bỏ vỏ và cắt thành miếng nhỏ
- Lựu cắt làm đôi, tách bỏ vỏ chỉ lấy hạt
- Cho củ dền và lựu vào máy ép lấy nước cốt
- Thêm mật ong để dễ uống hơn
Công thức nước ép lựu và dưa hấu
Hàm lượng vitamin C trong lựu và dưa hấu rất tốt cho sức khỏe làn da. Uống nước ép thường xuyên sẽ giúp da hồng hào, săn chắc và đủ ẩm căng mướt cả ngày.
Nguyên liệu:
- Dưa hấu: ½ quả
- Lựu: 2 quả
Cách thực hiện:
- Lựu bỏ vỏ, tách hạt để riêng
- Dưa hấu gọt bỏ vỏ, cắt phần thịt thành từng viên nhỏ. Lưu ý nên chọn dưa hấu không hạt hoặc ít hạt.
- Cho dưa hấu và lựu vào máy ép hoặc máy xay sinh tố.
Công thức nước ép lựu và chanh
Nước ép lựu chanh có vị chua chua, ngọt ngọt khiến người uống ngây ngất như đang tắm nắng trước bãi biển Hawaii. Ngồi xuống nhâm nhi một chút nước ép để giải tỏa năng lượng tiêu cực, chào đón mùa hè nào.
Nguyên liệu:
- Chanh: 1 quả
- Lựu: 1 quả
- Đường hoặc mật ong
Cách thực hiện
- Lựu bổ đôi, tách bỏ vỏ và lấy phần hạt bỏ vào bát riêng
- ½ quả chanh vắt lấy nước cốt. ½ quả còn lại cắt lát mỏng dùng để trang trí
- Cho hết phần lựu đã chuẩn bị vào máy ép lấy nước, sau đó đổ ra ly
- Hòa nước lựu ép và nước cốt chanh vào nhau trước khi cho thêm đường.
Hướng dẫn chi tiết cách làm nước ép lựu bằng máy xay sinh tố
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 quả lựu
- 20ml nước đường
- 10ml nước cốt chanh
Hướng dẫn cách làm nước ép lựu
Bước 1: Tách hạt lựu
- Trái lựu mua về rửa sạch, dùng dao cắt 1 khoanh tròn ở phần đỉnh đầu.
- Rạch dọc phần vỏ thành 6-8 phần với lực vừa đủ, dùng tay tách nhẹ để lấy phần thịt lựu ra, dùng thìa gõ nhẹ để phần hạt tự rơi ra.
Bước 2: Ép nước
- Cho phần lựu đã tách vào máy xay cùng với nước đường và nước cốt chanh.
- Có thể thêm lượng đường tùy khẩu vị mỗi người.

Hướng dẫn cách làm không dùng tới máy
Đối với cách làm nước ép trái lựu không cần máy này chúng ta cần chuẩn bị một số thứ như sau:
- 2 quả lựu
- 1 ống hút
- 1 túi zip
Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Tách lấy hạt lựu. Bước này làm tương tự cách ép nước lựu dùng máy xay sinh tố ở trên.
Bước 2: Cách ép nước lựu thủ công
- Cho hạt lựu đã tách vào túi zip sau đó khóa chặt miệng túi. Đồng thời cho 1 đầu ống hút vào bên trong túi.
- Dùng ống hút để lấy hết không khí bên trong túi ra ngoài, sau đó rút ống hút ra và khóa chặt miệng túi lại.
- Dùng tay ấn vào túi để các hạt lựu vỡ ra, có thể dùng thớt hoặc cây lăn bột mì để tiết kiệm sức hơn.
- Cuối cùng bạn dùng kéo cắt 1 đầu của túi zip thì có thể thu được nước ép lựu.

Những lưu ý khi uống nước ép lựu
Với thành phần giàu các chất chống oxy hóa, nước lựu là đồ uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều hay dùng không đúng cách cũng sẽ không tốt cho cơ thể của bạn. Sau đây là một số lưu ý trước khi dùng thức uống này:
Nên uống nước ép lựu khi nào?
Thời điểm lý tưởng để dùng nước ép lựu là vào bữa sáng, nên dùng trước khi ăn khoảng 30p. Điều này sẽ hỗ trợ điều trị một số bệnh về dạ dày.
Thời điểm thứ hai thích hợp để sử dụng nước ép là sau khi bạn hoạt động mệt mỏi. Khi đó các chất chống oxy hóa, vitamin C, polyphenol sẽ giúp sản xuất oxit nitric, giúp máu lưu thông và giúp bạn không còn cảm thấy mệt mỏi.
Uống nước ép lựu đúng cách
Những nguyên tắc này sẽ giúp bạn dùng nước lưu đúng cách:
- Không dùng khi đói.
- Không sử dụng với người đang bị viêm loét dạ dày.
- Không dùng nước ép đã để ngoài trời qua ngày.
- Hạn chế dùng với người bị huyết áp thấp.
- Tránh sử dụng đối với người chuẩn bị phẫu thuật khoảng 2 tuần.
Có nên cho bà bầu dùng nước ép lựu
Trong lựu có nhiều chất xơ, sắt, vitamin và nhiều dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ đang mang thai. Dùng nước ép lựu còn giúp bà bầu ngăn tình trạng tiền sản giật và sinh non. Ngoài ra, kali trong nó còn chống chuột rút khi mang thai.
Bài viết trên đây cũng đã tổng hợp đầy đủ những tác dụng thần kỳ của nước ép lựu. Cách làm đồ uống này cũng khá đơn giản, có thể tự làm tại nhà mà không cần dùng tới máy xay hay máy ép. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức bổ ích về sức khỏe.
> Thông tin liên quan:
- TOP 25 loại nước ép giảm cân, mỡ bụng và làm đẹp da an toàn hiệu quả
- TOP 15 Loại nước ép tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng