Nước lá sen – 15 công dụng thần kỳ của “dược liệu quốc dân”

5/5 - (1 bình chọn)

Hoa sen là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xưa đến nay, hoa sen gần gũi trong từng câu chuyện xưa nhưng cũng không kém phần thanh cao trong mắt bạn bè quốc tế. Ngoài hạt sen và củ sen thì lá sen cũng được dùng trong các bài thuốc dân gian?

Hãy cùng Tiến Sĩ Nước khám phá những lợi ích khi uống nước lá sen trong bài viết dưới đây.

Thông tin về lá sen và lá sen khô

Sen có tên khoa học là Folium Nelumbinis, lá sen được xem là một loại thảo dược gần gũi trong y học cổ truyền của người Việt. Lá sen tươi thường được thu hoạch vào mùa hè, đến mùa đông lá bắt đầu khô dần đi.

Nước lá sen - “Thần dược” y học cổ truyền 
Nước lá sen – “Thần dược” y học cổ truyền

Lá sen có hình bán nguyệt, mặt trên nhẵn bóng, chống nước. Mặt dưới của lá có màu xám, nhẵn có nhiều vân dọc. Lá có vị đắng, mùi hương nhẹ nhàng đặc trưng. Lá sen phơi khô có thể pha nước để uống.

Dưới tác động của ánh nắng mặt trời hoặc quá trình sấy khô công nghiệp, lá sen tươi sẽ chuyển sang màu tro lục. Bề mặt hơi nhăn và nhám khi sờ vào. Khi đã khô, lá sen rất giòn, dễ vỡ dù chỉ là một lực tác động sờ bóp nhẹ.

Thành phần hóa học của lá sen

Alcaloid là nhóm hợp chất tự nhiên có chứa Nitơ. Một số hợp chất có tính chất tương tự cũng được xếp vào nhóm Alcaloid. Nhóm chất này xuất hiện khá ít trong thành phần thực vật tự nhiên.

Thành phần có trong lá sen 
Thành phần có trong lá sen

Trong lá sen chứa nhiều nhóm chất Alcaloid khoảng 0,21-0,51%, có khoảng 15 chất alcaloid, trong đó hợp chất Nuciferin chiếm khoảng 0,15%.

Tiếp đến là lần lượt là các chất anonain, anonain, roemerin, pronuciferin, N-nornuciferin, O-nornuciferin, nepherin, liriodenin, dehydroemerin, armepavin, N-norarmepavin, dehydronuciferin, dehydroanonain,  N-methylisococlaurin, N-methylcoclaurin.

Ngoài ra các chất quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin, leucodelphinidin (hợp chất flavonoid), 0.2-0.3% tamin, vitamin C cũng có trong thành phần lá sen.

Tác dụng khi uống nước lá sen khô 

Nhiều người chỉ sử dụng phần hạt và củ sen mà bỏ đi phần lá sen. Điều này khá đáng tiếc vì nó cũng có rất nhiều công dụng. Dưới đây sẽ là một số tác dụng uống nước lá sen khô với sức khỏe:

Giảm cân

Trong cuốn y học cổ truyền “Bách thảo cương mục” của danh y Lý Thời Trân đã từng ghi nhận “nước lá sen có công dụng giảm chất béo và đào thải mỡ thừa”. Thành phần của lá sen hỗ trợ cân bằng lipid máu, ngăn ngừa mỡ tích tụ, tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng giúp giảm cân

Uống nước lá sen đúng cách sẽ giúp bạn giảm cân an toàn, hiệu quả. Sử dụng nước đều đặn trong 3 tháng, mỗi ngày khoảng 10g lá sen sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.

Top 20 loại nước giảm cân an toàn, nhanh chóng, tốt cho sức khỏe!

Uống nước lá sen hỗ trợ giảm cân
Uống nước lá sen hỗ trợ giảm cân

Lá sen chữa béo phì

Nguyên nhân béo phì có thể là do tạng người, hoặc do một số tình trạng như mỡ máu gây nên. Uống trà lá sen giúp giảm cân, đào thải lượng mỡ thừa. Thành phần giàu chất xơ và vitamin giúp giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó hỗ trợ chữa bệnh béo phì.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã từng mở một cuộc nghiên cứu dựa trên động vật bị béo phì. Quá trình nghiên cứu họ sử dụng chiết xuất lá sen để điều trị cho chúng trong 5 tuần. Kết quả sau đó cho thấy các chỉ số cân nặng, lipid và mô mỡ có chiều hướng giảm dần sau quá trình điều trị.

Tuy nhiên cần nhiều cuộc nghiên cứu quy mô lớn để chứng minh công dụng chữa béo phì trên cơ thể người của nước lá sen.

Chữa tiêu chảy

Hiện tượng tiêu chảy, viêm loét dạ dày, táo bón có thể được dứt điểm khi uống nước lá sen khô. Các chất chống oxy hóa, kháng viêm và Kali có trong lá sen giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày.

Cơ thể dễ bị mất nước và các chất điện giải khi bị tiêu chảy kéo dài. Uống nước lá sen đúng cách sẽ giúp bù nước, bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể mau phục hồi, tăng cường sức đề kháng.

Lá sen chữa mất ngủ

Hạt sen, tim sen có tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Người mất ngủ lâu năm thường sử dụng trà tim sen, chè sen nhưng ít ai nghĩ đến lá sen cũng có tác dụng an thần.

Những ai làm việc trong môi trường căng thẳng, stress kéo dài, buồn bực thường xuyên có thể thử dùng nước lá sen. Hoạt chất Pyridoxine trong thành phần của lá sen có khả năng tăng tuần hoàn máu, thư giãn mao mạch. Từ đó, hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng và stress.

Dùng khoảng 15g lá sen khô pha nước, sử dụng hàng ngày trước khi ngủ khoảng 1-2h trước khi ngủ.

Chữa mất ngủ, giảm căng thẳng hiệu quả với trà lá sen
Chữa mất ngủ, giảm căng thẳng hiệu quả với trà lá sen

Lá sen chữa đau đầu

Trong lá sen có chứa hợp chất Pyridoxine, giúp tuần hoàn máu lưu thông máu lên não tốt hơn, xoa dịu các tế bào thần kinh. Nếu đang cảm thấy căng thẳng, stress thì có thể uống nước lá sen khô để cảm thấy thư giãn hơn.

Bài thuốc lá sen chữa đau đầu:

  • 12gr lá sen
  • 12gr đỗ trọng
  • 1 ít hạnh đào và sao vàng
  • Trộn và giã nát các nguyên liệu. Sau đó hòa với nước uống trong ngày.

Chữa tăng huyết áp bằng lá sen

Chất Alcaloid giúp ổn định, điều hòa huyết áp của bạn. Bài thuốc Đông y với lá sen: 20g lá sen, 20g giảo cổ lam, 15g quả táo khô. Tất cả thảo dược cần được nghiền thành bột, cho nước đun nhỏ và lọc bã để sử dụng. Phương thuốc còn điều trị tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Lá sen chữa sốt xuất huyết

Với bệnh nhân sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu với các dấu hiệu: sốt cao, mệt mỏi, không ra mồ hôi, phát ban thì có thể dùng nước lá sen để hỗ trợ điều trị.

Bài thuốc cần chuẩn bị 15g lá sen khô, 10g rau má, 10g lá dành dành, 10g hạt mã đề. Dùng 1 lít nước sôi để sắc thuốc, đun cạn còn khoảng 300ml thì lọc bã để uống.

Uống nước lá sen điều trị sốt xuất huyết
Uống nước lá sen điều trị sốt xuất huyết

Điều trị triệu chứng chảy máu cam

Trong Đông y, lá sen là một vị thuốc điều trị nhiều chứng bệnh thường gặp. Nó có vị đắng, hơi chát, tính mát, giúp mát gan, bổ tỳ vị, hạt nhiệt và cầm máu. Nếu hay bị chảy máu cam, có thể thử uống nước từ lá sen.

Bài thuốc lá sen chữa chảy máu cam:

  • 10gr lá sen tươi
  • 10gr rau má sao vòng
  • Thái nhỏ các nguyên liệu
  • Đổ vào 500ml sắc còn 150ml
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày sáng và chiều.

Lá sen chữa đau mắt

Công dụng của nước lá sen còn bao gồm chữa đau mắt. Bạn là người sử dụng máy tính thường xuyên, làm các công việc gây tổn hại đến mắt thì hãy sử dụng phương thuốc này.

Bài thuốc: 15g lá sen, 20g trắc bá, 10g sinh địa, 10g ngó sen, 10g ngải cứu. Sắc thành nước uống, sử dụng khoảng 2-3 tuần, tình trạng đau mắt thuyên giảm rõ rệt.

Khắc phục tình trạng sản phụ có mùi hôi sau sinh

Phụ nữ sau sinh sẽ xuất hiện sản dịch, gây mùi hôi khó chịu. Nước lá sen có thể giúp các sản phụ loại bỏ mùi hôi này.

Bài thuốc: 30-40g lá sen khô, sao với lửa nhỏ đến khi có mùi thơm.

  • C1: Tán nhỏ pha với nước ấm.
  • C2: Đun lá sen với 300ml đến khi cô lại còn 70ml thì chiết ra sử dụng.

Thành phần trong lá sen khá lành nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng.

Chữa mất nước

Khi bị tiêu chảy, táo bón sẽ xuất hiện tình trạng mất nước. Tình trạng mất nước còn xảy ra khi bạn không cung cấp đủ lượng nước, vận động nhiều. Nên sử dụng phần lá non (lá còn chưa mở cuộn) dùng để pha nước uống thành các buổi trong ngày. Nước lá sen sẽ giúp bù nước, cấp nước nhanh chóng.

Chữa rối loạn mỡ máu

Các chuyên gia tìm thấy trong thành phần của lá sen có khả năng hoạt hóa 2 loại enzyme lipase và alpha – amylase. Từ đó, hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong máu.

Do đó, uống nước lá sen sẽ giúp điều chỉnh  triệu chứng rối loạn lipid máu – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch và các vấn đề nguy hiểm liên quan đến tim.

Ngoài ra, thành phần quercetin có khả năng tổng hợp Triglyceride thông qua việc điều biến làm giảm độ lộ diện SREBP-1c ở gan. Điều đó cũng góp phần làm giảm triệu chứng rối loạn mỡ máu.

Cách làm nước lá sen điều trị mỡ máu khá đơn giản. Bạn chỉ cần hãm lá sen với nước sôi và uống trong ngày. Sau một thời gian khoảng 5-6 tháng thực hiện bài thuốc này, triệu chứng máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu sẽ giảm rõ rệt.

Ổn định kinh nguyệt, chữa ho ra máu

Khi ho, nôn ra máu, kinh nguyệt không đều thì bạn có thể sử dụng lá sen. Chúng sẽ giúp cầm máu, điều hòa tuần hoàn máu. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến cách sử dụng nước lá sen để tránh gặp những tác dụng phụ không đáng có.

Đắp mụn nhọt

Thành phần Quercetin và Flavonoid trong lá sen giúp thanh nhiệt, giải độc gan. Các hoạt chất này sẽ bảo vệ gan, hỗ trợ quá trình phục hồi thương tổn. Khi gặp phải tình trạng mụn nhọt, bạn có thể sử dụng lá sen để uống bên trong và đắp bên ngoài.

Nước lá sen có vị chát, tính hàn dùng để giải độc, thanh nhiệt, giúp cơ thể hết nóng trong. Từ đó cải thiện tình trạng bị mụn nhọt sưng viêm. Khả năng kháng viêm, giảm sưng của các hoạt chất trong lá sen sẽ giúp làm sạch và xoa dịu vùng mụn đang bị kích ứng.

Trà từ lá sen giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan
Trà từ lá sen giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan

Làm sáng da

Chúng ta đã tìm hiểu qua về công dụng mát gan và trị mụn nhọt của lá sen. Không những có tác dụng với “kẻ thù” mụn mà sen còn chứa nhiều enzyme có khả năng tái tạo và phục hồi các protein đã tổn thương, kích thích sản sinh collagen tự nhiên. Từ đó, hỗ trợ làm mờ vết nám, tàn nhang và thâm do mụn để lại.

Hướng dẫn cách pha trà với lá sen tươi và khô

Đối với lá sen tươi:

  • Sơ chế lá: Rửa sạch lá sen, cắt bỏ cuống. Cuộn từng chiếc lá lại thành cuộn, thái sợi nhỏ.
  • Pha trà: Cho những sợi lá sen vào ấm, cho vào 300ml nước đã đun sôi vào. Chắt đi nước lượt đầu, tiếp tục châm thêm nước vào là có thể thưởng thức.

Đối với lá sen khô:

  • Sơ chế lá: Rửa sạch, cắt nhỏ lá thành sợi. Có thể phơi nắng (phơi 1 nắng) hay sấy bằng lò vi sóng (70 độ C trong 15 phút).
  • Cách nấu nước: Đun sôi khoảng 3 lít nước, cho lá sen vào rồi hạ lửa nhỏ tiếp tục đun khoảng 10p.

Uống nước lá sen đúng cách mang lại hiệu quả cao

Sen và nước lá sen mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để hấp thụ tối đa dưỡng chất từ loại nước này, bạn cần biết cách sử dụng, liều dùng và thời điểm uống.

Nước lá sen dù không chứa calo nhưng vẫn sẽ chiếm diện tích tiêu hóa của dạ dày. Vì vậy, hạn chế uống ngay sát giờ ăn bữa chính. Bạn nên uống trước hoặc sau bữa chính 30 phút, điều này sẽ kích thích tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.

Nếu bạn sử dụng lá sen khô để hãm uống trong ngày thì nên hạn chế uống vào buổi chiều tối. Vì như thế sẽ gây áp lực làm việc lên thận.

Thời điểm tốt nhất để uống trà lá sen là vào buổi sáng và buổi trưa. Buổi tối chỉ uống 1 ít trước khi ngủ 30 phút, không uống ngay trước khi ngủ sẽ khiến bạn bị tiểu đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Hãy nhớ những điều sau để uống nước lá sen đúng cách:

  • Chỉ nên uống 3-4 lần/ngày
  • Không uống nước để qua đêm
  • Nên uống trước ăn khoảng 30p và khi bụng đói
  • Vị giác sẽ trở nên thanh đạm hơn sau một thời gian uống trà lá sen
  • Đây là thực phẩm hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc đặc trị. Cần kết hợp với việc điều trị y khoa hiện đại và sử dụng nước lá sen hợp lý để cho kết quả tốt nhất.
  • Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu không dùng nước lá sen.
Hướng dẫn pha, thưởng thức trà lá sen đúng cách
Hướng dẫn pha, thưởng thức trà lá sen đúng cách

Uống lá sen khô có tốt không? Có hại gì không?

Không thể phủ nhận những lợi ích khi uống nước lá sen mang lại. Tuy nhiên, khi lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực.

Nước lá sen không tốt với phụ nữ đang hành kinh, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Người mang thể trạng hàn nên tránh sử dụng lá sen. Uống trà lá sen lâu dài sẽ gây ra những tổn hại cho cơ thể với người tính hàn.

Một số lưu ý trước khi pha trà lá sen

  • Không dùng trực tiếp lá sen ủ với nước sôi vì nó có tính hàn. Nên sử dụng thêm 1 số dược liệu để trung hòa.
  • Nếu phối hợp với các loại nguyên liệu khác, cần cân nhắc tính chất để tránh kết hợp với lá sen tạo ra xung khắc.
  • Nên chọn những lá sen phơi khô bằng nắng.

Tác hại của lá sen là gì?

Lá sen sẽ thích hợp nhất với những người có cơ địa nóng bẩm sinh. Đối với người thể hàn thì sẽ gây một số tác dụng phụ như mệt mỏi, giảm trí nhớ, gây ảnh hưởng đến tim. Sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến giảm khả năng sinh sản, mất ham muốn tình dục.

Ai không được dùng trà làm từ lá sen

  • Phụ nữ đang trong kỳ hành kinh.
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Người thể trạng hàn.
  • Những người huyết áp thấp

Sau bài viết này, bạn đã biết thêm ngoài củ sen và hạt sen thì lá sen cũng là một vị thảo dược quý. Với nhiều tác dụng tuyệt vời mà nước lá sen mang đến thì bạn có thể tự tin sử dụng lá sen để phục vụ cho quá trình làm đẹp, giảm cân và điều trị các chứng bệnh. Hi vọng qua bài viết, Tiến Sĩ Nước đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích trong hành trình sống khỏe đẹp.

>> Có thể bạn quan tâm: Lợi ích bất ngờ khi uống nước ép rau củ đúng cách

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *