Nước giữ vai trò quan trọng đối với tất cả sinh vật trên Trái đất, con người cũng không ngoại lệ. Mỗi ngày cơ thể cần nạp từ 1.5 đến 2 lít nước để đáp ứng nhu cầu hoạt động và bài tiết của các cơ quan. Vậy nên uống nước ấm hay nước lạnh? uống nước ấm có tốt không, có lợi gì cho sức khỏe không? Cùng Tiến Sĩ Nước đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên.
Mục lục
16+ lợi ích lý giải câu hỏi “uống nước ấm có tốt không?”
Các chuyên gia cho rằng, nước giúp thúc đẩy lưu thông máu và giúp não bộ hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, nước còn giữ cho hệ tiêu hóa hoàn thành “trách nhiệm” và hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vậy uống nước ấm khác gì với khi uống nước lạnh?
Bởi vì, nhiệt độ của nước ấm cao hơn nhiệt độ cơ thể, nên chúng sẽ khiến cơ thể chúng ta nóng lên và đổ mồ hôi. Cơ chế bài tiết mồ hôi được xem là một hoạt động có lợi cho sức khỏe. Sau khi uống một ly nước ấm, bạn hãy uống thêm một chút nước có nhiệt độ thấp hơn để cân bằng lại nhiệt độ cơ thể.
Vậy một phần nào đó bạn đã hiểu uống nước ấm có tốt không rồi đúng không? Còn tốt như thế nào hãy cùng Tiến Sĩ Nước theo chân bài viết tiếp nhé.
Giảm tình trạng tắc mũi do thời tiết lạnh buổi sáng
Theo bạn, buổi sáng uống nước ấm có tốt không? Theo kinh nghiệm của người cao tuổi, họ thường dậy sớm uống trà ấm vào buổi sáng để hạn chế bệnh tai mũi họng.
Các chuyên gia cho rằng, mũi bị tắt là do dịch mủ viêm đọng lại, đóng thành khối đông đặc gây nên tình trạng khó thở hay cảm giác đau buốt. Khi uống nước ấm, nhiệt độ của nước sẽ giúp dịch mũi loãng ra và mềm hơn. Từ đó làm dịu cơ đau và hô hấp bình thường trở lại.
Uống nước ấm kích thích hệ tiêu hóa
Uống nước ấm mỗi ngày có tốt không, có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hay không. Nhiều bạn lo ngại nước nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, nước ấm hỗ trợ chuyển hóa và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn.
Ngoài ra, uống đủ nước còn làm thực phẩm mau mềm, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn nữa.
Tăng sức khỏe của hệ thần kinh trung ương
Hệ thần kinh trung ương là bộ phận xử lý thông tin mà cơ thể truyền đến. Để hoạt động hiệu quả, bạn cần cung cấp đầy đủ nước bao gồm cả nước ấm và nước lạnh.
Khi cơ thể đủ nước, não bộ sẽ hạn chế phát ra các cảm xúc tiêu cực. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo, minh mẫn hơn để giải quyết công việc và học tập hiệu quả.
Ngoài ra, uống nước ấm có tốt không đối với tâm trạng căng thẳng? Một cốc trà ấm sẽ giúp xoa dịu cảm giác lo âu, giải tỏa căng thẳng trước một số tình huống như sự kiện thuyết trình, chuẩn bị thi cử,…
Ngăn ngừa tình trạng táo bón rõ rệt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, trong đó thiếu nước là nguyên nhân phổ biến mà nhiều người mắc phải. Vậy với tình trạng này, uống nước ấm có tốt không?
Về hệ tiêu hóa, nước ấm giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ ruột hoạt động nhẹ nhàng hơn. Việc thiếu nước sẽ khiến bạn gặp tình trạng táo bón, đường ruột làm việc chậm chạp, vì vậy hãy uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng để kích hoạt “bộ máy” làm việc trở lại nhé.
Phòng tránh mất nước
Uống nước lạnh hay nước ấm đều có tác dụng cấp nước cho cơ thể. Tuy nhiên, vào những ngày trời trở lạnh thì uống nước ấm sẽ giúp cơ thể phòng tránh sốc nhiệt.
Ngoài ra, nhu cầu uống nước của mỗi giới là khác nhau, nữ giới trung bình cần 2,3 lít nước mỗi ngày, trong khi nam giới cần tới 3,3 lít nước. Con số này được định nghĩa là tổng lượng phân tử nước cung cấp trong cả ngày, chứ không chỉ là số lượng nước cần uống.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú uống nước ấm có tốt không? Đối tượng này có nhu cầu nước khá cao, để phòng tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Đặc biệt quá trình cho bé ti sữa mẹ sẽ mất rất nhiều nước. Vì vậy, các mẹ sau sinh nên uống nhiều nước ấm để phòng tránh mất nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa nuôi con.
Điều hòa thân nhiệt
Khi lạnh, cơ thể sẽ phát tín hiệu “cầu cứu” bằng cách xuất hiện những cơn run không kiểm soát. Hành động này có ý nghĩa là cơ thể chúng ta đang cố gắng chống lại cái lạnh. Lúc này, một cốc nước ấm sẽ giúp điều hòa thân nhiệt, ổn định cơ thể trở về trạng thái bình thường.
Tác dụng lưu thông máu huyết
Bệnh tim mạch là nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm khó lường trước. Uống nước ấm có tốt không cho máu huyết?
Theo các chuyên gia, uống nước ấm có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết và ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, việc ngâm mình trong bồn nước ấm 15 phút mỗi ngày còn là cách làm giãn nở mạch máu, giúp tăng cường lượng máu đến các cơ quan hiệu quả.
Không những thế, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, giải tỏa bớt những căng thẳng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.
Giải tỏa tâm lý căng thẳng
Như đã chia sẻ, nước ấm có tác dụng tăng cường sức khỏe của hệ thần kinh trung ương, giúp hạn chế cảm xúc tiêu cực. Bạn nên uống một một cốc trà ấm mỗi khi căng thẳng để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, lấy lại bình tĩnh và sự tập trung.
Theo các chuyên gia, khi căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tên cortisol. Lượng hormone này sẽ giảm dần khi bạn vượt qua được stress. Tuy nhiên, nếu bị stress trong thời gian dài, hàm lượng cortisol quá cao không thể kiểm soát sẽ dẫn tới một số vấn đề sức khỏe như:
- Lo âu, trầm cảm
- Nhức đầu, khó ngủ
- Tăng cân, béo phì
- Trí nhớ kém, khó tập trung
Để hạn chế mắc phải những vấn đề kể trên, bạn hãy nhớ uống nước ấm để thư giãn não bộ, cân bằng cảm xúc, đẩy lùi căng thẳng, nỗi sợ hãi.
Giải độc cơ thể
Cơ thể cần nước để trung hòa các chất cận thải trong thận và hỗ trợ bài tiết chúng ta ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời, khi nước ấm đi vào máu cũng sẽ giúp hòa tan những chất thải trong máu và đưa chúng ra ngoài cơ thể qua hệ bài tiết.
Ngoài ra, uống nước ấm còn hỗ trợ cơ thể tạo chất nhầy cho xương khớp phòng tránh đau nhức do khô khớp gây ra. Đây được xem là cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.
Giảm triệu chứng achalasia (Co thắt tâm vị)
Nói một cách dễ hiểu, Achalasia là tình trạng khó nuốt thức ăn vì thực phẩm không thể di chuyển xuống dạ dày và tiêu hóa. Theo một số nghiên cứu, uống nước ấm giúp làm mềm thức ăn, đồng thời hỗ trợ đẩy thức ăn từ thực quản xuống dạ dày tốt hơn.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn kết luận rằng hơn 88% bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ đau hơn sau khi uống nước ấm. Ngược lại, tình trạng bệnh sẽ nặng thêm nếu như bệnh nhân uống nhiều nước lạnh.
Giúp giảm cân, tiêu tốn calo để hạ nhiệt nước
Trong quá trình giảm cân, bạn cần kiên trì kết hợp nhiều yếu tố bao gồm dinh dưỡng, tập luyện, tinh thần. Vậy để giảm cân uống nước ấm có tốt không?
Theo các phân tích dinh dưỡng, uống nước lạnh và nước nóng đều sẽ khiến cơ thể tiêu tốn một lượng calo nhất định để điều chỉnh nhiệt độ và chuyển hóa chúng. Cụ thể, nước lạnh có nhiệt độ dưới 37 độ C nên cơ thể cần hoạt động để điều chỉnh lại nhiệt độ của nước, quá trình này sẽ tiêu tốn calo giúp hỗ trợ giảm cân.
Đối với nước ấm, khi bạn uống nước ấm, thân nhiệt sẽ tăng lên. Từ đó thúc đẩy lưu thông máu huyết, tăng cường trao đổi chất, phá vỡ liên kết chất béo nhanh hơn. Những hoạt động đó sẽ đốt cháy năng lượng dư thừa, đào thải chất béo và đồng thời giúp hạn chế cơn thèm ăn hiệu quả.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến khích nên uống nước ấm nhiều hơn nước lạnh. Vì nước lạnh không phù hợp với một số đối tượng có sức đề kháng yếu, gặp vấn đề về răng miệng hay bị viêm họng, sốt, cảm cúm.
Làm giảm cảm giác đau bụng “đèn đỏ”
Nước ấm được xem là “cứu cánh” của các chị em trong thời kỳ kinh nguyệt. Nhiệt độ của nước sẽ khiến các cơ tử cung không bị co thắt quá mức, từ đó hỗ trợ làm giảm bớt cơn đau bụng kinh ở phụ nữ.
Ngoài ra, kết hợp với biện pháp chườm ấm bên ngoài sẽ giúp gia tăng tác dụng giảm đau. Chị em có thể đựng nước nóng trong một chai nước và chườm lên bụng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngăn ngừa lão hóa diễn ra sớm
Một số vấn đề về da có liên quan đến hệ tiêu hóa kém. Uống nước ấm có tác dụng làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, từ đó hỗ trợ sửa chữa các tế bào da. Ngoài ra uống nước ấm có tốt không trong việc ngăn chặn lão hóa sớm? Nước ấm sẽ giúp tăng cường độ đàn hồi của làn da bằng cách giải phóng, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.
Điều này giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, mụn nhọt và các vấn đề lão hóa, nếp nhăn hình thành sớm. Vì vậy, uống nước ấm là cách làm đẹp đơn giản và hiệu quả nhất từ bên trong.
Thông thoáng lỗ chân lông, ngừa mụn
Uống nước ấm có tốt cho tình trạng mụn nhọt của bạn hay không? Theo các chuyên gia da liễu, nước ấm sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến bạn đổ mồ hôi. Từ đó, các loại độc tố sẽ bị đẩy ra ngoài thông qua hệ bài tiết, giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng hơn, giảm nguy cơ tích tụ vi khuẩn hình thành mụn nhọt.
Giải quyết mọi vấn đề về tóc
Ngày nay, mọi người đều chú ý chăm chút cho diện mạo của bản thân, trong đó mái tóc là một bộ phận góp phần tạo nên diện mạo xuất chúng của một người. Làm sao để có một mái tóc đẹp?
Theo các nghiên cứu, uống nước ấm có thể kích thích các dây thần kinh ở chân tóc, giúp cải thiện tuần hoàn máu làm cho tóc mềm và bóng. Nước ấm cũng chống lại sự mất nước, gàu và ngăn da đầu bị khô. Như vậy bạn đã có đáp án cho uống nước ấm có tốt không cho sức khỏe tóc rồi nhé!
Ngăn ngừa tình trạng gàu hình thành
Uống nước ấm giúp cải thiện tuần hoàn máu đến da đầu, kích thích lỗ chân lông thông thoáng. Ngoài ra, khi đủ nước da đầu sẽ không bị khô, ngăn ngừa được gàu hình thành.
Ngủ ngon và sâu hơn
Nhiều người thường có thói quen uống một ít nước ấm trước khi ngủ, vậy uống nước ấm có tốt không trong trường hợp này? Uống một chút nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 đến 1 tiếng sẽ giúp cân bằng các dưỡng chất, năng lượng còn dư thừa của ngày hôm trước. Ngoài ra còn có tác dụng làm thư giãn cơ bắp và các khớp để bạn cảm thấy sảng khoái vào sáng hôm sau.
Trong lúc ngủ, nước sẽ trung hòa hoạt động của các cơ quan giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Lưu ý khi nên uống quá nhiều trước giờ ngủ vì sẽ gây gián đoạn giấc ngủ.
Hạn chế bị chuột rút khi ngủ
Chuột rút trong lúc ngủ có thể do cơ thể thiếu nước, hãy uống một ly nước ấm nhỏ trước khi ngủ để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.
Uống nước ấm buổi sáng có lợi gì?
Chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho “uống nước ấm có tốt không?” sau 18 lợi ích mà Tiến Sĩ Nước đã nêu ở trên. Vậy uống nước ấm thường xuyên có tốt không? uống mỗi buổi sáng thì có tác dụng gì?
Uống nước buổi sáng là một thói quen rất quan trọng mà chúng ta cần tuân thủ và duy trì liên tục. Sau thời gian ngủ dài 6-8 tiếng thì một ly nước ấm sẽ giúp bạn ngăn ngừa viêm khớp, tránh tình trạng đau nửa đầu, viêm đại tràng, huyết áp, táo bón,..
Ngoài ra, uống nước ấm pha chanh và mật ong còn có tác dụng giảm cân, thải độc và làm đẹp da giúp bạn tỉnh táo chuẩn bị cho ngày mới hiệu quả.
Cách uống nước ấm đúng cách cần nhớ
- Ngồi uống sẽ tốt hơn đứng: vì khi đó cơ bắp và hệ thần kinh sẽ được thư giãn, thận sẽ làm việc tốt hơn.
- Uống từng ngụm nhỏ: Buổi sáng bạn rất khát nước nên sẽ uống nhanh và gấp để nạp nước vào cơ thể. Tuy nhiên thói quen không tốt, hãy uống từng ngụm để đánh thức hệ thần kinh đón nhận nước và giúp cân bằng axit trong dạ dày hiệu quả hơn.
- Lựa chọn nguồn nước đảm bảo: Nên dùng các loại nước an toàn để nấu, hạn chế nấu nước máy để uống.
- Không uống nước ấm trong lúc ăn: Các nghiên cứu cho thấy, thói quen vừa uống vừa ăn sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, khiến dạ dày làm việc khó khăn hơn.
Chú ý khi uống nước ấm
- Chú ý đến nhiệt độ của nước: không uống nước quá nóng sẽ gây bỏng rát, tổn thương vòm họng.
- Nên uống nước ấm vừa nấu, hạn chế dùng nước ấm để trong phích qua ngày.
Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn về câu hỏi “uống nước ấm có tốt không”. Uống nước đúng cách sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho cơ thể và sức khỏe. Đặc biệt, bạn cần nhớ những chú ý để đảm bảo chất lượng nước và giúp nước phát huy hết công dụng của nó. Chúc bạn có thêm những kiến thức bổ ích sau bài viết uống nước ấm có tốt không?