nước sạch là gì

Nước sạch là gì? 7 cách phổ biến nhất để tạo ra nước sạch

5/5 - (1 bình chọn)

Theo Liên Hợp Quốc, việc tiếp cận nước sạch là quyền cơ bản của con người và là một bước thiết yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy “Nước sạch là gì?”, “Đặc điểm của nước sạch là gì?”, hãy cùng Tiến Sĩ Nước đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Mục lục

1. Nguồn nước sạch là gì?

Bạn đã bao giờ tự hỏi “Nước sạch là gì không?”. Nước sạch là loại nước không màu, không mùi vị và khi uống vào không gây ra cảm giác khó chịu cho người uống. Đặc biệt nước sạch không được chứa các chất độc hại.

Đơn giản hơn, nước sạch là nước đã được lọc sạch các tạp chất, kim loại nặng, vi sinh vật, vi rút, ký sinh trùng, các chất độc hại như thuốc trừ sâu (hoặc phân bón hóa học) và cặn bẩn có trong nước, để an toàn cho con người uống trực tiếp.

Nước sạch có nhiều nguồn cung cấp khác nhau đến từ nước mưa, nước giếng, và hệ thống cung cấp nước từ địa phương. Trừ khi bạn sử dụng các dạng nước đóng chai hoặc nước bình đã qua xử lý kỹ lưỡng, nước được lấy trực tiếp từ bất cứ nguồn nào khác cho dù đã qua xử lý thì trước khi uống bạn cũng cần đun sôi, tuyệt đối không uống nước chưa đun sôi.

Nguồn nước sạch là gì?
Nguồn nước sạch là gì?

2. 5 vai trò và tầm quan trọng của nước sạch

Tiếp cận được nước sạch có lợi cho cá nhân và cộng đồng. Bởi vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe, nền kinh tế, giáo dục,… Nhưng nước tinh khiết và sạch sẽ sẽ mang lại trải nghiệm tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nước sạch giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Việc thiếu nước sạch giết chết con người mỗi ngày và các bệnh lây truyền qua đường nước và ký sinh trùng là một khó khăn mà con người phải đối mặt nếu thiếu nước sạch. Uống nước sạch có thể ngăn ngừa các bệnh gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt, thương hàn và các triệu chứng nguy hiểm khác.

2.2. Nước là nguồn dinh dưỡng

Nước tinh khiết và sạch là một trong những nguồn tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. 60% cơ thể con người được tạo ra từ nước, nước cung cấp các khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Uống nước tinh khiết 8 lần một ngày là chìa khóa để có một sức khỏe tốt. Tất cả con người cần duy trì mức độ hydrat hóa cần thiết để hệ thống của họ hoạt động hiệu quả. Chất lỏng thiết yếu cho phép máu duy trì độ đặc cần thiết để chảy và vận chuyển oxy đến mọi tế bào trong cơ thể con người.

Nước là nguồn dinh dưỡng
Nước là nguồn dinh dưỡng

2.3. Nông nghiệp và thực phẩm

Nước sạch là nguồn nguyên liệu thiết yếu để sản xuất thực phẩm. Nếu cung cấp cho cây trồng nước bị ô nhiễm, thì vi khuẩn lây nhiễm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Các loài vi sinh vật gây hại từ các sản phẩm nông nghiệp cũng có thể xâm nhập vào cơ thể con người.

Nông nghiệp và thực phẩm
Nông nghiệp và thực phẩm

2.4. Tác động kinh tế

Uống nước sạch cũng đồng nghĩa với việc những người được xem là nguồn thu nhập của gia đình có thể khỏe mạnh để tiếp tục làm việc để tạo ra kinh tế. Ngoài ra, tiếp cận với nước sạch cũng có nghĩa là các loại cây trồng được cải thiện sức khỏe và gia tăng năng suất, từ đó đẩy mạnh hiệu quả kinh tế.

Nông nghiệp đạt chất lượng có nghĩa là cộng đồng tiêu thụ các loại thực phẩm từ hoạt động nông nghiệp đó sẽ khỏe mạnh hơn, những người khỏe mạnh đó sẽ tiếp tục đóng góp tài chính cho gia đình và cho xã hội.

Ngoài ra các hoạt động sản xuất công nghiệp đều cần đến nước, cũng như hoạt động hàng hải, vận chuyển hàng hóa lớn từ địa điểm này đến địa điểm khác cũng phải thông qua đường thủy. Khi giao thương được thuận lợi thì sức mạnh kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia sẽ được cải thiện đáng kể.

2.5. Tác động giáo dục

Khi trẻ em dành thời gian được giáo dục ở trường thay vì đi lấy nước và trẻ em được khỏe mạnh nhờ sử dụng nước sạch, những điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho tương lai của trẻ em và tương lai của đất nước.

Trẻ em ở Châu Phi đi lấy nước thay vì đến trường học
Trẻ em ở Châu Phi đi lấy nước thay vì đến trường học

3. Vấn đề nước sạch đối với Việt Nam

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đồng nghĩa Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Sự phát triển kinh tế xã hội và bùng nổ dân cư kéo theo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và cho sản xuất công nông nghiệp gia tăng mạnh mẽ.

Nhiều khu rừng nguyên sinh ở Việt Nam đã bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian qua, số liệu được công bố năm 2019 cho thấy trên toàn lãnh thổ quốc gia, những khu rừng nguyên sinh nguyên vẹn chỉ còn 0,25%. Điều này dẫn đến việc không bảo vệ được nguồn nước và nguồn nước dần bị cạn kiệt, nguy cơ thiếu nước sạch ngày càng trầm trọng.

Còn ở các đô thị lớn hay tại các khu vực có nhiều khu công nghiệp và nhà máy sản xuất thì nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất không được xử lý mà đổ trực tiếp ra tự nhiên làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Các hóa chất, độc tố từ hoạt động sản xuất hòa vào nước dẫn tới tình trạng nước càng độc hại gấp nhiều lần, nước sạch con người có thể sử dụng ngày càng khan hiếm.

Vấn đề nước sạch đối với Việt Nam
Vấn đề nước sạch đối với Việt Nam

4. Các hiểm họa khi dùng nước không sạch là gì?

Việc thiếu nước uống tinh khiết và sạch sẽ có thể làm phát sinh các bệnh khác nhau ở con người. Bệnh tả, thương hàn và viêm gan là một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng có thể ảnh hưởng đến cơ thể con người do thiếu nước tinh khiết. Nguyên nhân chính đằng sau tất cả những căn bệnh này là do nước bị ô nhiễm. Nếu nước bẩn là phương tiện duy nhất để bạn thỏa mãn cơn khát, thì bạn cũng đang phải đối mặt với những rủi ro.

Chất thải công nghiệp, nước thải thành phố và các dòng chảy nông nghiệp là những nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm các nguồn nước. Nước sạch và tinh khiết là yếu tố quan trọng để luôn an toàn và khỏe mạnh.

Bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng nước sạch, điều kiện vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh cơ bản và thực phẩm giàu dinh dưỡng.

5. 5 nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sạch

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm nguồn nước, trong đó có cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm nước sạch.

5.1. Nguyên nhân từ tự nhiên

Các hiện tượng tự nhiên như: lũ lụt, tuyết tan, hạn hán,… là những tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên Trái Đất. Bên cạnh đó, xác động thực vật chết cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn nước trong tự nhiên, bao gồm nước ở: sông, hồ, ao, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển.

Nguyên nhân từ tự nhiên
Nguyên nhân từ tự nhiên

5.2. Nguyên nhân đến từ các khu công nghiệp, nhà máy

Nhiều khu công nghiệp và nhà máy mọc lên không chỉ gây ô nhiễm bầu không khí, mà nó còn gây ra ô nhiễm nguồn nước xung quanh nếu nước thải công nghiệp không qua xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường.

Giải pháp xây dựng hệ thống xử lý nước thải sẽ phức tạp và rất tốn kém chi phí, cho nên một bộ phận doanh nghiệp sẽ chọn cách xả nước thải trực tiếp ra bên ngoài. Điều này gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, các độc tố hóa học cũng sẽ hòa vào nguồn nước và làm chết hệ sinh thái động thực vật có trong nước.

Nó cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn này. Điển hình là ngày càng nhiều căn bệnh ung thư được phát hiện liên quan đến nguồn nước ô nhiễm.

Nguyên nhân đến từ các khu công nghiệp, nhà máy
Nguyên nhân đến từ các khu công nghiệp, nhà máy

5.3. Nguyên nhân từ hoạt động chăn nuôi và trồng trọt

Địa hình đa dạng và khí hậu thuận lợi cũng giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh về cây trồng, vật nuôi phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Canh tác nông nghiệp và các mô hình phát triển nông nghiệp đều cần đến nước trong các hoạt động xây dựng, tưới tiêu, chăn nuôi, vệ sinh,…

Việc sử dụng các nguyên vật liệu trong nông nghiệp như: thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,… là các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn nước sạch như hệ thống nước ngầm và nước trên ao, hồ, sông, suối,…

Nhưng không phải địa phương nào cũng xử lý nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đúng cách, dẫn tới nguồn nước tại khu vực đó trở nên ô nhiễm.

5.4. Nguyên nhân từ sinh hoạt

Rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa được thải trực tiếp ra môi trường từ hoạt động sinh hoạt của con người đã trở thành vấn nạn.

Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình được thải trực tiếp ra các kênh, sông. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tỷ lệ kết nối từ nước thải sinh hoạt với mạng lưới thoát nước thấp, thiếu đầu tư vào thu gom và xử lý nước thải trên diện rộng, thiếu quan tâm đến tái sử dụng nước thải và hệ thống quản lý kém hiệu quả.

Nguyên nhân từ sinh hoạt
Nguyên nhân từ sinh hoạt

5.5. Nguyên nhân từ ý thức

Mặc dù được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng về tầm quan trọng của nước sạch và cần bảo vệ môi trường nước, nhưng ý thức của một bộ phận người dân về vấn đề này vẫn chưa được tốt.

Đồng thời, cơ sở hạ tầng hạn chế hoặc bị xuống cấp cũng kết hợp với hoạt động quản lý, tổ chức từ các cấp còn chưa chặt chẽ, khiến người dân chịu ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng hơn về vấn đề nước ô nhiễm.

6. Hướng dẫn cách kiểm tra nước sạch đơn giản

Dựa vào các thông tin bên trên, chắc bạn cũng đã hiểu được thế nào là nước sạch. Vậy đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch mà bạn cần chú ý? Dưới đây là một số cách để bạn có thể kiểm tra nguồn nước có sạch và an toàn để sử dụng hay không.

6.1. Nhận biết qua màu sắc và mùi

Quan sát màu sắc và ngửi mùi của nước là cách đơn giản nhất để kiểm tra nguồn nước có sạch hay không.

Bạn dùng một ly thủy tinh và đổ đầy nước và mang ra ánh sáng, nếu nhìn thấy nước có màu nâu hoặc màu đục vàng, có thể là dấu hiệu của đường ống nước đã bị gỉ, nước bị ô nhiễm ở vùng thượng nguồn. Trường hợp nguồn nước cung cấp bị đục, có thể đây là nước được lấy trực tiếp từ các sông, hồ.

Tiếp theo bạn hãy thử ngửi nước, nếu ngửi được mùi của chất tẩy trắng thì trong nước có thể đã được khử clo để đảm bảo nguồn nước an toàn. Điều này không có hại, nhưng để uống an toàn và không gây khó chịu thì bạn cần đun sôi hoặc sử dụng các nguồn nước tinh khiết khác như nước uống đóng chai, nước bình.

Nếu nước có mùi giống như mùi đất hoặc mốc, có thể có thứ gì đó đang phân hủy trong đường dẫn của nguồn nước. Hơn thế, nếu nước có mùi như mùi trứng thối thì có thể vi khuẩn đang phát triển trong nước, tốt nhất không nên sử dụng nguồn nước này.

Nhận biết qua màu sắc và mùi
Nhận biết qua màu sắc và mùi

6.2. Xét nghiệm mẫu nước

Bên cạnh một số chỉ tiêu có thể tự đánh giá bằng cảm quan như màu sắc hay mùi vị, bạn có thể nhận biết nguồn nước chưa sạch, đang bị ô nhiễm bằng cách mang nước đi xét nghiệm tại các địa chỉ có phòng xét nghiệm nước đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

Các chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chỉ có thể xét nghiệm mới biết được, bao gồm như: NO2, NO3, NH4, Asen, kim loại nặng (như chì). Riêng đối với nước giếng, cần tiến hành thêm các xét nghiệm về pH, độ cứng, sắt, mangan.

Bạn cần thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đúng cách, nếu không thì kết quả xét nghiệm mẫu nước sẽ không chính xác.

6.3. Sử dụng thiết bị, công cụ kiểm tra nước sạch

Sử dụng thiết bị đo nước cũng là một cách chính xác để biết được chất lượng nước sạch.  Một trong những dụng cụ phổ biến nhất được sử dụng là bút thử nước sạch TDS. Các thiết bị kiểm tra nước sạch này có thể đo được nồng độ các chất rắn hòa tan trong nước, nếu đo được nồng độ cao thì có nghĩa trong nước có chứa nhiều độc tố và cặn bẩn.

Sử dụng thiết bị, công cụ kiểm tra nước sạch
Sử dụng thiết bị, công cụ kiểm tra nước sạch

7. Đánh giá mức độ sạch và an toàn của từng loại nước

Sau khi đã hiểu được nước sạch là gì, bây giờ chúng ta sẽ đi đánh giá mức độ sạch của từng loại nước. Chất lượng nước mô tả các điều kiện để nước được chấp nhận là phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng của con người.

Hiện tại có rất nhiều loại nước mà chúng ta có thể sử dụng, nhưng trong số đó có bao nhiêu loại nước sạch? Cùng đọc tiếp để tìm hiểu về các loại nước phổ biến và xem mức độ sạch của từng loại nước như thế nào.

7.1. Nguồn nước máy

Nước máy là loại nước được cấp từ nhà máy nước tại từng khu vực, địa phương. Nước được xử lý qua hệ thống lắng và lọc để loại bỏ các tạp chất, sau đó được dẫn qua hệ thống đường ống để phân phối trực tiếp cho các hộ gia đình.

Do yêu cầu về khử trùng nên nước máy thường được khử clo, tuy không độc hại nhưng nước máy sẽ có mùi hơi khó chịu cho người sử dụng. Mặc dù đã được xử lý, nhưng nước máy vẫn luôn có nguy cơ bị nhiễm các kim loại nặng như sắt, chì,… nếu các đường ống dẫn nước bị gỉ, vỡ hoặc các sự cố khác, các kim loại này sẽ xâm nhập vào nước. Chính vì vậy, nước máy chỉ nên sử dụng trong sinh hoạt, không được uống trực tiếp.

Đi tìm lời giải cho “Nước máy có uống được không?”

Nguồn nước máy
Nguồn nước máy

7.2. Nguồn nước giếng

Nước giếng là nguồn nước được lấy từ các giếng với độ sâu nhất định, thường được khai thác ở những nơi có mạch nước ngầm. Do sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp hóa nên các nguồn nước ngầm cũng đã dần bị ô nhiễm nhiều hơn, như nhiễm sắt, nhiễm chì, nhiễm vôi, nhiễm phèn, nặng hơn nữa là có thể bị nhiễm asen.

Ngoài ra, nếu được lọc thì nước giếng thường chỉ được lọc thô bằng những vật dụng đơn giản nên không thể kiểm soát được mức độ sạch của nước. Vì vậy, nhìn chung nước giếng hiện nay vẫn không an toàn để sử dụng cho các nhu cầu hàng ngày.

Nguồn nước giếng
Nguồn nước giếng

7.3. Nguồn nước mưa

Nước mưa là một loại nước được thiên nhiên ban tặng, do quá trình bốc hơi, tích tụ hơi nước ở đám mây, khi đủ nặng thì nước sẽ rơi xuống. Trước đây thì nước mưa rất an toàn vì bầu khí quyển sạch, nhưng hiện tại môi trường khí quyển đã bị nhiễm bẩn do tác động của khí thải.

Do đó, người dân ở các khu vực có môi trường không khí bị ô nhiễm, ở nơi có nhiều nhà máy, khu công nghiệp thì không nên hứng nước mưa để sử dụng vì nước mưa ở các khu vực này đã không còn được sạch.

Nước mưa có sạch không? Sự thật bạn có thể chưa biết!

Nguồn nước mưa
Nguồn nước mưa

7.5. Nước đun sôi để nguội

Một trong những cách đơn giản nhất mà chúng ta thường làm để có nước sạch uống trực tiếp là đun sôi nước (sử dụng nguồn nước máy hoặc nước giếng khoan) và để nguội. Nước đun sôi được xem là an toàn và có thể uống được, do nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết phần lớn các loại vi khuẩn có trong nước.

Tuy nhiên, các kim loại có trong nước sẽ không thể được loại bỏ bằng cách đun sôi nước. Nước đun sôi để nguội lâu sẽ có nguy cơ bị vi khuẩn tái xâm nhập trở lại, cho nên cần bảo quản nước trong bình kín và uống hết trong vòng 24 giờ.

Uống nước ấm có tốt không và 16 lợi ích nên biết

Nước đun sôi để nguội
Nước đun sôi để nguội

7.4. Nước đóng chai

Nước đóng chai hiện nay được xem là nước là an toàn cho sức khỏe hơn những loại nước thông thường khác. Bởi vì chúng được sản xuất bằng công nghệ lọc nhiều bước và đảm bảo an toàn vệ sinh, loại bỏ được hết các vi khuẩn và kim loại để trở thành nước tinh khiết nhất. 

Tuy nhiên, bạn cần chọn lựa các thương hiệu nước uống đóng chai uy tín trên thị trường, và cần tìm hiểu kỹ về từng loại nước uống đóng chai. Bởi vì một số loại nước đóng chai hiện nay sử dụng nước máy để sản xuất nước, trong khi quảng cáo là sử dụng nguồn nước khoáng thiên nhiên.

Top 15 thương hiệu nước uống đóng chai tốt nhất 2022

Nước đóng chai
Nước đóng chai

8. Làm thế nào để có nước sạch?

Khi chúng ta biết nước sạch là gì và hiểu được việc sử dụng nước sạch là ưu tiên hàng đầu, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để có nước sạch? Dưới đây là 7 cách phổ biến để tạo ra nước sạch.

8.1. Đun sôi

Đây là cách phổ biến và dễ làm nhất để tạo ra nước sạch dùng uống trực tiếp hàng ngày. Phương pháp này sử dụng nhiệt độ cao để diệt vi khuẩn và vi rút tồn tại trong nước. Khi đun sôi và để nguội, nếu nguồn nước mà bạn dùng để nấu nước có chứa các vật chất nặng thì chúng sẽ lắng xuống đáy, bạn nên uống phần nước tinh khiết ở phía trên.

Đun sôi
Đun sôi

8.2. Lọc nước bằng bộ lọc sinh học

Lọc nước bằng bộ lọc sinh học là phương pháp lọc nước tự chế gồm 3 lớp xếp chồng riêng biệt, sử dụng các nguyên vật liệu dễ tìm ở môi trường xung quanh.

Với cách lọc nước này, bạn cần chuẩn bị 3 vật liệu chính là cát, sỏi và than hoạt tính. Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm bình chứa, ống nhựa và cưa lỗ để thực hiện việc chế tạo bộ lọc.

Các làm hệ thống lọc nước bằng bộ lọc sinh học:

  • Lật ngược bình chứa nước, cắt một lỗ đủ lớn dưới đáy để dễ dàng cho nguyên vật liệu lọc vào.
  • Dùng vải lọc bọc dưới phần đáy để tạo thành lớp dưới cùng.
  • Đổ lớp cát mịn lên để tạo thành lớp thứ hai.
  • Thêm than hoạt tính vào để tạo thành lớp tiếp theo.
  • Đổ thêm một lớp cát nhỏ trên lớp than hoạt tính.
  • Lớp trên cùng bạn đổ đá sỏi vào.

Lưu ý bạn cần ước tính chiều cao của các lớp vật liệu sao cho khi đổ xong 3 lớp, bình chứa vẫn còn đủ khoảng trống để chứa nước đầu vào. Phần nước sạch đầu ra sẽ được thu ở dưới lớp than hoạt tính.

Lọc nước bằng bộ lọc sinh học
Lọc nước bằng bộ lọc sinh học

8.3. Chưng cất

Phương pháp chưng cất hiểu đơn giản là cách đun nước sôi và thu hơi nước, nước cất được tạo ra dựa trên quá trình chưng cất bằng cách đun sôi để kết tủa, các chất ô nhiễm sẽ lắng cặn, trong khi hơi nước bay lên, được kết nối với một bình ngưng tụ và được thu lại để tạo thành nước cất.

Phương pháp này giúp xử lý hiệu quả vi khuẩn và vi trùng nhưng cũng gây tốn kém chi phí đun nấu và mất thời gian thực hiện, ngoài ra do thời gian đun lâu nên cũng dễ gây cháy nổ.

Chưng cất
Chưng cất

8.4. Khử trùng bằng clo

Khi sục khí clo vào môi trường nước sẽ tạo ra dung dịch chứa axit hipoclorơ (HOCl) có khả năng khử trùng mạnh, nó tác dụng là diệt các mầm bệnh gây bệnh trong nước. Tuy nhiên, khi lượng clo trong nước dư thừa quá nhiều sẽ gây ra mùi khó chịu.

Với hộ gia đình thường dùng cloramin B để khử trùng. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau, phổ biến nhất là viên cloramin B 0,25g. Một viên cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, tiện lợi để khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ.

Với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng có thể sử dụng cloramin B loại 27% clo hoạt tính, clorua vôi, để khử trùng bằng hóa chất bột, nhưng cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế để đảm bảo an toàn nguồn nước.

Làm sạch nước bằng cloramin B
Làm sạch nước bằng cloramin B

8.5. Sử dụng máy lọc nước

Ngoài những cách làm sạch nước như trên, bạn có thể sử dụng máy lọc nước để xử lý nước. Các thiết bị này dễ sử dụng, chỉ cần kết hợp nguồn nước và máy lọc và kết nối nguồn điện với máy lọc. Hệ thống công nghệ RO hoặc Nano của máy sẽ loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và các tạp chất độc hại có trong nước.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy lọc nước đến từ nhiều hãng với các công nghệ khác nhau. Bạn nên sử dụng những thiết bị đã được cấp phép và kiểm định của các cơ quan chức năng, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.

Sử dụng máy lọc nước
Sử dụng máy lọc nước

8.6. Hệ thống lọc nước sạch từ năng lượng mặt trời

Cách lọc nước này phù hợp với cả nước phèn, nước mặn, nước lợ, ao hồ. Bộ lọc nước bằng năng lượng mặt trời có hình dáng một chiếc hộp được làm bằng tôn tráng kẽm.

Mặt đáy và các mặt xung quanh được bao bọc bởi những vật liệu cách nhiệt như: trấu, mùn cưa, sợi thủy tinh. Mặt trên được che bằng tấm kính trong suốt đặt nghiêng dày từ 3-5mm. Tấm hấp thụ nhiệt của hệ thống này được làm bằng đồng nhôm, trên tấm này có các rãnh có bán kính 10mm, từ các rãnh này đến thiết bị lọc được nối bằng dây bấc.

Lọc nước sạch bằng cách này là sử dụng ánh sáng mặt trời để làm hơi nước bốc hơi và ngưng tụ lại. Mỗi thiết bị trung bình thu được 6-7 lít nước sạch/m2 với cường độ bức xạ trung bình 800w/giờ.

Hệ thống lọc nước sạch từ năng lượng mặt trời
Hệ thống lọc nước sạch từ năng lượng mặt trời

8.7. Lọc nước bằng phèn chua

Phèn chua và clorin cũng thường được sử dụng để làm sạch nước, đặc biệt là đối với các vùng miền hay gặp bão lụt nên nguồn nước sẽ bị ô nhiễm, vì chúng có thể xử lý lượng nước lớn một cách nhanh chóng.

Thông thường người ta sẽ lấy phen chua pha vào nước để cho các chất bẩn bị lắng cặn lại. Sau đó thêm vào clorin liều lượng 2mlg/l để diệt khuẩn. Chờ 1-2 tiếng mùi clo sẽ bay hết thì nước đã có thể sử dụng nước được.

Lọc nước bằng phèn chua
Lọc nước bằng phèn chua

9. Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch một cách hiệu quả?

Nguồn nước sạch đang ngày càng bị khan hiếm, mỗi cá nhân và cộng đồng cần làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch?

Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch một cách hiệu quả?
Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch một cách hiệu quả?

9.1. Nâng cao ý thức cộng đồng

Giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là nâng cao ý thức của tất cả người dân và thúc đẩy cộng đồng cùng hành động. Chúng ta chỉ cần bắt đầu từ những hành động đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất là tiết kiệm nước sạch.

9.2. Giữ sạch nguồn nước

Hành động tiếp theo để bảo vệ nguồn nước luôn sạch là thực hiện những việc làm thiết thực để giữ sạch nguồn nước. Có thể là việc không vứt rác thải bừa bãi, không thải nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.

Không phóng uế tự tiện ra ngoài nguồn nước, cũng không nên dùng phân tươi để bón cho cây cối, rau củ. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc thực vật trong nông nghiệp.

9.3. Tiết kiệm nước sạch

Không lãng phí lượng nước sử dụng hàng ngày đó cũng là một cách thiết thực khác để bảo vệ nguồn nước sạch. Chúng ta có thể thực hiện những hành động đơn giản như: tắt vòi nước ngay sau khi sử dụng, kiểm tra các đường ống nước định kỳ để khắc phục ngay các tình trạng hư hỏng, rò rỉ nước.

Hoặc khi trời mưa, ở các khu vực không bị ô nhiễm không khí nặng thì chúng ta vẫn có thể hứng nước mưa để sử dụng cho các mục đích như vệ sinh dụng cụ, tưới cây, vừa tận dụng được nguồn nước quý từ thiên nhiên, vừa là giải pháp tiết kiệm nước sạch hiệu quả.

9.4. Xử lý rác thải

Mỗi người cần tìm hiểu cách phân loại rác vô cơ và rác hữu cơ để có thể xử lý rác thải hiệu quả hơn. Ngoài ra, mỗi gia đình cần trang bị đầy đủ thùng chứa rác có nắp đậy. Đối với các chung cư, khu nhà ở tập thể thì cũng cần có các thùng chứa rác lớn và có dấu hiệu phân loại rác rõ ràng giúp mọi người sử dụng đúng để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

9.5. Xử lý nước thải

Nước thải không được xử lý đúng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy việc đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước thải từ các bệnh viện trước khi đưa ra ngoài môi trường cũng là những việc làm cần được ưu tiên thực hiện.

Các cơ quan ban ngành cần theo dõi sát sao hơn để phát hiện và xử lý những trường hợp cá nhân, tổ chức có những vi phạm từ việc xả thải nước trái quy định làm ảnh hưởng đến môi trường nước.

10. Kết luận

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu được nước sạch là gì và trả lời được những vấn đề xung quanh việc sử dụng nước sạch. Nước sạch là một nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải vô tận, chính vì vậy, mỗi người chúng ta phải có ý thức khai thác, bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.

Tất cả những điều cần biết về các nguồn nước trong tự nhiên

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *