Gừng không chỉ làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn mà nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Thực tế con người đã sử dụng gừng trong ăn uống từ hàng nghìn năm nay.
Nếu bạn vẫn chưa biết rõ uống nước gừng có tác dụng gì thì đừng bỏ qua bài viết này. Dưới đây là 12 lợi ích hàng đầu mà nước gừng sẽ mang lại cho cơ thể.
Mục lục
1. Các chất dinh dưỡng có trong nước gừng nguyên chất
Có rất nhiều vitamin và khoáng chất có trong nước gừng, trong đó bao gồm:
- Vitamin B3
- Vitamin B6
- Vitamin C
- Sắt
- Kali
- Magiê
- Phốt pho
- Kẽm
- Folate
- Riboflavin
- Niacin
Gừng sở hữu nhiều chất dinh dưỡng và các hoạt chất cần thiết cho cơ thể, vậy cụ thể uống nước gừng có tác dụng gì? Hãy đọc tiếp bên dưới!
2. Top 12 lợi ích của gừng đối với sức khỏe
2.1. Nước gừng làm dịu cơn buồn nôn, giảm say tàu xe, giảm ốm nghén
Một nghiên cứu năm 2019 đã cho thấy rằng tiêu thụ gừng có thể là một cách an toàn và hiệu quả để giảm buồn nôn.
Các nhà nghiên cứu khác đã kiểm tra 12 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên khác nhau, và phát hiện ra rằng uống nước gừng cải thiện đáng kể các triệu chứng buồn nôn khi so sánh với giả dược.
Uống nước gừng là một cách an toàn cho những người mang thai để kiểm soát cơn buồn nôn mà không có bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào.
2.2. Có tác dụng chống viêm, giảm đau nửa đầu và đau cơ xương
Viêm mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe, bao gồm một số bệnh ung thư, tiểu đường loại 2, viêm khớp và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.
Gingerol được phát hiện trong gừng sở hữu một số đặc tính chống viêm, nó cũng có liên quan đến tác dụng chống oxy hóa. Vì vậy, gừng mang lại hiệu quả tiềm năng trong việc giảm tình trạng đau nửa đầu, đau cơ xương và chống viêm.
2.3. Hỗ trợ giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt
Sử dụng nước gừng trong ba ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt giúp giảm đau và giảm chứng đầy hơi thường gặp với hội chứng tiền kinh nguyệt.
Một nghiên cứu đã so sánh tác dụng của nước gừng, axit mefenamic và ibuprofen đối với cơn đau ở phụ nữ bị đau bụng kinh. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy cả ba giải pháp đều mang lại hiệu quả giảm đau gần như tương đồng.
2.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Gingerol có trong gừng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể nhờ các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm.
Gừng cũng chứa chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm để giúp cơ thể tăng cường khả năng chống lại các nguy cơ gây bệnh.
2.5. Uống nước gừng có tác dụng gì? – Tốt cho hệ tiêu hóa
Nếu có vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như: khó tiêu, loét, táo bón và hội chứng ruột kích thích (IBS), bạn có thể thấy tình trạng thuyên giảm bằng cách thêm nước gừng vào chế độ ăn uống của mình.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ gừng có thể tiêu hóa thức ăn nhanh gấp đôi so với những người không tiêu thụ gừng. Bởi vì nó làm tăng chuyển động trong đường tiêu hóa và thúc đẩy các enzym lành mạnh giúp phân hủy thức ăn chúng ta ăn.
2.6. Tác dụng của nước gừng – Thúc đẩy giảm cân
Gừng giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là gingerol và 6-paradol, nên nó được cho là có thể giúp thúc đẩy quá trình giảm cân.
Theo một nghiên cứu năm 2017, các hợp chất được gọi là zingerone và shogaols trong gừng cũng có thể giúp giảm cân, bằng cách thúc đẩy quá trình đốt cháy và lưu trữ chất béo phức tạp trong cơ thể. Ngoài nước gừng các bạn có thể tham khảo thêm Top 20 loại nước giảm cân an toàn, nhanh chóng, tốt cho sức khỏe tại nhà khác.
2.7. Tóc và da khỏe mạnh
Uống nước gừng giúp làm sáng da tự nhiên nhờ các chất chống oxy hóa và vitamin có trong gừng.
Sự hiện diện của vitamin A và C trong nước gừng cũng giúp cải thiện kết cấu của tóc, làm sạch máu và ngăn ngừa các bệnh ngoài da.
2.8. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Uống nước gừng để ngăn ngừa bệnh Alzheimer là một giải pháp rất tiềm năng. Bởi vì gừng mang lại lợi ích bảo vệ cho các tế bào thần kinh đệm, đồng thời làm tăng hoạt động của acetylcholine trong não. Điều này hỗ trợ duy trì trí nhớ và các kỹ năng học tập.
2.9. Tác dụng nước gừng nóng – Chữa cảm lạnh, điều hòa thân nhiệt
Một nghiên cứu năm 2015 đã chứng minh gừng giúp giảm cảm lạnh và đau họng.
Về bản chất, gừng có vị hơi cay, nó làm cho mạch máu trong cơ thể giãn nở, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. Do đó nó có tác dụng đặc biệt trong việc làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài.
2.10. Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu về gừng đã chỉ ra rằng một số lợi ích của gingerol có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Mặc dù nó không phải là một phương pháp chữa khỏi tất cả, nhưng các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó giúp bảo vệ cơ thể của bạn.
Gừng cũng là một lựa chọn an toàn để giảm các triệu chứng trong quá trình điều trị ung thư. Đối với người đang hóa trị, thêm nước gừng vào chế độ ăn uống sẽ giúp chống lại các tác dụng phụ của việc điều trị như buồn nôn hoặc chóng mặt.
2.11. Ổn định huyết áp, giảm cholesterol và ngăn ngừa tiểu đường
Nhiều bài báo về sức khỏe và các chuyên gia sức khỏe khẳng định hợp chất hóa học có trong gừng giúp ổn định huyết áp. Nó cũng giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể bạn – nguyên nhân gây ra bệnh tim.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng gừng làm giảm các dấu hiệu bệnh tim như hoạt động của arginase, cholesterol xấu và chất béo trung tính ở những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo.
2.12. Ngăn ngừa lão hóa
Bạn có thể uống nước để xóa nếp nhăn không? Có lẽ không, nhưng nước gừng có thể làm giảm quá trình lão hóa.
Một đánh giá năm 2019 đã khảo sát mối quan hệ giữa gừng với quá trình lão hóa và các bệnh thoái hóa. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các hợp chất chống oxy hóa trong gừng có thể làm giảm chứng viêm – nguyên nhân dẫn đến một số tình trạng thoái hóa nhất định.
3. Sử dụng gừng tốt cho sức khỏe bằng cách nào?
Phần trên, Tiến Sĩ Nước đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Uống nước gừng có tác dụng gì?”. Đến đây, chắc hẳn bạn cũng quan tâm cách sử dụng nước gừng như thế nào để vừa đảm bảo được vị ngon, vừa có lợi cho sức khỏe đúng không?
Dưới đây là một số cách sử dụng gừng tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Trà gừng
Trà gừng mang lại vô số những lợi ích như: giải cảm, trị ho, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch và chức năng não, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, điều hòa đường huyết,…
Đây là loại nước mà bạn có thể chế biến rất nhanh bằng cách:
- Cạo lớp vỏ bẩn bên ngoài của gừng tươi và rửa sạch.
- Thái lát mỏng gừng tươi, sau đó cho vào nước nóng, để ấm và thưởng thức.
3.2: Gừng mật ong
Gừng được kết hợp với mật ong mang lại cho bạn một loại thức uống thơm ngon, giàu dưỡng chất. Để chế biến nước gừng mật ong, bạn phải chuẩn bị:
- Gừng tươi: 1 củ
- Nước lọc: 1-2 cốc
- Chanh: 1/4 quả
- Mật ong 1-2 thìa
Cách pha chế như sau:
- Gọt vỏ gừng, rửa sạch và thái lát mỏng.
- Đun sôi nước lọc sau đó cho vào 4-6 lát gừng (theo tỉ lệ 1-2 cốc nước thì dùng 4-6 lát gừng), sau đó đun sôi hỗn hợp khoảng 7-10 phút.
- Rót nước ra và vớt các lát gừng bỏ ra ngoài.
- Cho thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất vào nước, khuấy đều và để nguội bớt là có thể thưởng thức.
- Ngoài ra, bạn có thể cho một ít nước chanh vào để tăng hương vị (tùy từng sở thích của bạn).
3.3. Kẹo gừng
Sử dụng gừng để làm kẹo sẽ là giải pháp để giảm bớt cảm giác cay của gừng và có thể ngậm trong miệng, được dùng hiệu quả trong các trường hợp: chống say tàu xe, chống viêm, làm ấm bao tử,…
Thái gừng tươi và thắng với đường để tạo thành kẹo gừng là cách sử dụng gừng tươi tiện lợi hơn để bạn có mang theo bên người mọi lúc mọi nơi. Nếu không muốn tự làm, bạn có thể mua các loại kẹo gừng ở những địa chỉ uy tín để sử dụng thường xuyên.
3.3. Xông hơi với gừng tươi
Xông hơi với gừng là một phương pháp khác để tận dụng những lợi ích mà gừng mang lại, đặc biệt khi cơ thể của bạn đang gặp phải các dấu hiệu như: mệt, ho, đau đầu.
Các nghiên cứu cho thấy trong gừng tươi chứa tinh dầu, cùng nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, B6, và một số khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe. Như vậy khi xông gừng sẽ giúp giải cảm, tán hàn nhờ sức nóng của hơi nước kèm theo tinh dầu bay lên.
Bạn có thể kết hợp gừng tươi với một số loại nguyên liệu khác như: xả, chanh, bạc hà, lá bưởi,… để phát huy thêm tác dụng.
Thực hiện đơn giản bằng cách cho các nguyên liệu vào nồi, đổ nước khoảng 2/3 nồi rồi đun sôi trong khoảng 3-5 phút, sau đó tiến hành xông trong vòng 20-30 phút.
4. Uống nước gừng nhiều có hại không?
Thực tế đã chứng minh nếu bạn tiêu thụ quá nhiều gừng trong một ngày có thể gây ra một số hiện tượng như: đau đầu, tim đập nhanh, tiêu chảy, mất ngủ,…
Theo các khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, bạn chỉ nên tiêu thụ tối đa 3-4g chiết xuất gừng mỗi ngày. Đối với người đang mang thai, mỗi ngày không được tiêu thụ quá 1g chiết xuất gừng. Ngoài ra, trẻ em dưới 2 tuổi cũng không nên tiêu thụ gừng.
5. Các tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng gừng
Như với bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào, gừng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc khác mà bạn dùng.
Nếu bạn bị bệnh tim, tiểu đường và sỏi mật thì cần nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng gừng như một chất bổ sung. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về sự an toàn của việc dùng gừng nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc sắp phẫu thuật.
Các tác dụng phụ từ gừng khá hiếm, nhưng cơ thể vẫn có thể gặp phải những dấu hiệu sau nếu tiêu thụ gừng quá mức:
- Ợ nóng
- Đau bụng
- Nhiệt miệng
Mỗi ngày không tiêu thụ nhiều hơn 4g gừng dưới bất kỳ hình thức nào.
Tiến Sĩ Nước hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu được uống nước gừng có tác dụng gì và những điều cần quan tâm khi sử dụng nước gừng.
Điều quan trọng là bạn phải tiêu thụ nước gừng với liều lượng vừa phải mỗi ngày, và đừng quên uống đủ nước, kết hợp cùng một chế độ sống lành mạnh để có được sức khỏe tốt nhất nhé!
> Tham khảo: Top 10 nước uống giải rượu nhanh chóng, an toàn, hiệu quả