85% tổng trọng lượng của cơ thể thực vật là nước. Nước mà cây giữ trong cơ thể sẽ hoạt động như một loại xương thủy lực để giữ cho các bộ phận của nó luôn trong tình trạng cứng và cứng.
Trong bài viết này, Tiến Sĩ Nước sẽ cùng bạn tìm hiểu vai trò của nước đối với thực vật quan trọng như thế nào nhé!
Mục lục
1. Các dạng nước trong cây
Trong thực vật, nước tồn tại ở hai dạng là nước tự do và nước liên kết. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau để về việc xem nước nào là nước tự do, nước nào là nước liên kết.
Một số nói rằng nước liên kết là nước không bị đông lại ở nhiệt độ thấp hơn 10 độ C và không thể dùng làm dung môi ngay cả cho các chất dễ bị hòa tan như đường.
Một số khác cho rằng nước bị liên kết bằng cách tham gia vào sự thủy hóa hóa học cũng như dựa vào liên kết cấu trúc
Phần nước còn lại được gọi là nước tự do. Đây là dạng nước hút trong các mao quản (trong thành tế bào), nước bị hút thẩm thấu, không có trong thành phần của vỏ thủy hóa xung quanh các phân tử và ion, trừ nước thuộc lớp khuếch tán của vỏ thủy hóa là giữ được tính linh động.
Sở dĩ có nhiều quan điểm khác nhau về các dạng nước tự do trong cây là vì không có ranh giới rõ rệt đối với hai dạng nước liên kết và nước tự do. Chính vì vậy, để phân biệt một cách dễ dàng hơn, sau này người ta đã đưa ra quan niệm như sau để phân biệt hai dạng nước này.
- Nước tự do hay nước liên kết yếu đều là nước bị rút ra khỏi thực vật nhờ lực hút nước xác định và nước đó có những tính chất gần giống với tính chất của nước thường (có nghĩa là có thể dùng làm dung môi và đông đặc ở nhiệt độ gần 0 độ C).
- Nước liên kết hay nước liên kết chặt là phần nước còn lại, trong đó tính chất của chúng đã bị biến đổi (hầu như không có khả năng làm dung môi và đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0 độ C).
Tiếp theo người ta lại chia cụ thể hơn thành 3 dạng nước: nước liên kết chặt, nước liên kết yếu, nước tự do.
- Nước liên kết chặt: Là phần nước bị giữ lại bởi quá trình thủy hóa hóa học các phân tử và các ion, các chất trùng hợp thấp và trùng hợp cao.
- Nước liên kết yếu: Là phần nước thuộc các lớp khuếch tán ở vỏ thủy hóa, nước hút thẩm thấu và nước liên kết cấu trúc.
- Nước tự do: Là phần nước bị hút thẩm thấu của dịch tế bào và nước bị hút trong các mao quản của thành tế bào, không tham gia vào thành phần vỏ thủy hóa xung quanh các phân tử và các ion.
2. Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút của thực vật
2.1. Sự hấp thụ nước
Nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút dựa theo cơ chế thẩm thấu: từ môi trường nhược trương trong đất (thế nước cao) vào tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp).
Dịch tế bào lông hút ưu trương hơn so với dung dịch đất vì 2 nguyên nhân sau:
- Quá trình hút nước lên phía trên (thoát hơi nước ở lá) làm giảm lượng nước trong tế bào lông hút.
- Các chất tan ở rễ cao nồng độ cao.
2.2. Hấp thụ ion khoáng
Các ion khoáng thâm nhập vào tế bào lông hút dựa theo 2 cơ chế:
Cơ chế thụ động:
Ion khoáng di chuyển từ đất (nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nồng độ ion thấp hơn).
Cơ chế chủ động:
- Một số ion khoáng mà thực vật có nhu cầu cao xâm nhập vào rễ cây dựa trên cơ chế chủ động.
- Di chuyển từ nơi có nồng độ ion khoáng thấp đến nơi có nồng độ ion khoáng cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hoạt động hô hấp để chúng đi ngược chiều gradien nồng độ.
2.3. Sự di chuyển của dòng nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ
Dòng nước và ion khoáng di chuyển vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:
- Đường tế bào chất: Chúng di chuyển xuyên qua tế bào chất của các tế bào để vào mạch gỗ.
- Đường gian bào: Chúng di chuyển theo khoảng không gian giữa các bó sợi xenlulozo trong thành tế bào và khoảng không gian giữa các tế bào, đến nội bì thì bị đai Caspari chặn lại, chúng sẽ chuyển sang con đường tế bào chất để đi vào mạch gỗ của rễ.
3. Tìm hiểu quá trình vận chuyển nước ở thân cây
Đây là cách nước vận chuyển ở thân cây.
3.1. Đặc điểm con đường vận chuyển nước ở thân cây
Nước và những chất khoáng hoà tan trong nước được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá, chiều dài của cột nước tương đương với chiều dài của thân.
3.2. Vận chuyển nước ở thân cây
Quá trình nước được vận chuyển ở thân cây được diễn ra do sự phối hợp giữa 3 lực:
- Lực hút của lá (lực đóng vai trò chính).
- Lực đẩy của rễ (áp suất rễ).
- Lực trung gian (lực liên kết giữa lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn và giữa các phân tử nước, tạo thành dòng nước di chuyển liên tục).
4. Vai trò của nước đối với thực vật quan trọng như thế nào?
Vai trò của nước đối với đời sống thực vật cũng quan trọng như đối với cơ thể con người. Nước quan trọng đối với sự sống của cây ngay từ giai đoạn cây nảy mầm. Đây là tổng hợp các vai trò của nước đối với thực vật, bao gồm:
- Nước giúp hạt nảy mầm và sự phát triển của cây.
- Nước cần thiết cho quá trình quang hợp, là cách thực vật sử dụng năng lượng từ mặt trời để tạo ra thức ăn cho riêng mình.
- Vai trò của nước đối với thực vật là hòa tan các chất dinh dưỡng có trong đất và những chất do phân bón cung cấp để tạo thành một dung dịch mà rễ cây có thể dễ dàng hấp thụ.
- Nước giúp thoát hơi nước, rất cần thiết để duy trì sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất.
- Nước cũng đóng vai trò là phương tiện vận chuyển khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác từ bộ phận này của cây sang bộ phận khác.
- Nước giúp duy trì độ cứng và cấu trúc các bộ phận của cây bằng cách cung cấp áp suất thích hợp cho các mô của cây.
- Nước điều hòa nhiệt độ và làm mát cây.
>> Tham khảo: Vai trò của nước đối với cơ thể và đời sống của con người
Hy vọng các thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ được vai trò của nước đối với thực vật. Nước là nguồn sống của thực vật, nếu không có nước, chúng không thể tồn tại. Vì vậy hãy cung cấp đủ nước cho cây trồng để cây phát triển tốt giống như cung cấp đủ nước cho cơ thể của bạn.
Vai trò của nước đối với đời sống con người quan trọng thế nào?