Trên bao bì các sản phẩm nước uống, một số nhãn chai sẽ hiển thị thông tin pH của nước. Con số này có nghĩa nghĩa gì? Nó có ảnh hưởng ít hay nhiều đến sức khỏe và cách đo độ ph của nước có dễ không? Hãy cùng Tiến Sĩ Nước tìm hiểu vai trò và 9 cách đo độ pH của nước đơn giản và chính xác ai cũng làm được.
Mục lục
Hướng dẫn 9 cách đo độ pH trong nước an toàn và chính xác
Độ pH của nước là thang đo giúp chúng ta biết được dung dịch có tính axit, trung tính hay bazo. Giá trị sẽ được tính theo thang đo từ 0 – 14. Giá trị dưới 7 có tính axit, trên 7 thể hiện tính bazơ và khoảng 7 là trung tính.
Việc đo độ pH của nước sẽ giúp biết được thông tin để kiểm soát chất lượng nguồn nước. Có nhiều cách đo độ pH của nước, thử ngay 9 cách đo dưới đây để đọc kết quả nồng độ pH.
Cách đo độ pH của nước bằng giấy pH
Chuẩn bị giấy pH và bảng hiển thị màu để so sánh kết quả.
Hướng dẫn đo:
- Nhúng giấy pH vào dung dịch cần đo pH.
- Đợi từ 1-2 phút sẽ thấy giấy chuyển màu.
- Sử dụng bảng màu pH có sẵn để so với giấy pH mới chuyển màu để biết được độ pH của nước.
Lưu ý: Khi đó cần chú ý nhiệt độ, các chất có trong dung dịch, nồng độ muối để không xảy ra sai số với cách đo pH của nước này.

Đo độ pH của nước nhanh bằng giấy quỳ tím
Giấy quỳ được làm từ địa y Roccella và Dendrographa hoặc giấy có tẩm dung dịch Etanol có màu tím.
Hướng dẫn cách đo độ pH của nước với giấy quỳ tím:
- Lấy giấy quỳ nhúng vào dung dịch cần đo.
- Đợi 1-2p đến khi giấy đổi màu.
- Giấy quỳ đổi màu xanh là bazơ, càng xanh thì độ kiềm của dung dịch càng cao. Ngược lại, nếu giấy chuyển sang màu hồng đỏ nhạt, dung dịch có tính axit, càng đậm thì tính axit càng cao.
Sử dụng dung dịch đổi màu để đo pH
Cách đo độ pH của nước này sẽ dùng nhiều trong phòng thí nghiệm hơn, tuy nhiên cũng khá đơn giản nếu bạn muốn làm tại nhà. Có 3 loại dung dịch phổ biến để đo, độ pH trong khoảng 3-11:
Dung dịch đổi màu Methyl Red:
- Dung dịch có màu đỏ: pH < 4.
- Dung dịch chuyển dần sang đỏ cam -> cam -> vàng: độ pH trong khoảng 4-7.
- Dung dịch chuyển sang màu vàng: pH > 7.

Dung dịch đổi màu Bromothymol Blue:
- Dung dịch chuyển sang vàng: pH<6.
- Dung dịch chuyển từ vàng -> vàng xanh -> xanh lá -> xanh dương: pH trong khoảng 6-8.
- Dung dịch có màu xanh dương rõ rệt: pH>8
Dung dịch đổi màu Phenolphtalein:
- Dung dịch không màu: pH<8
- Dung dịch chuyển thành màu đỏ: pH>10
Cách đo độ pH trong nước này chỉ sử dụng khi muốn biết tính chất, độ pH của dung dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
Phương pháp điện cực hydro
Điện cực hydro là cách đo độ pH của nước pH tiêu chuẩn, độ chính xác cao. Điểm hạn chế là chi phí cao và cần sử dụng những kỹ thuật phức tạp khi tiến hành.
Hướng dẫn cách đo độ pH của nước bằng điện cực hydro:
- Ngâm điện cực hydro trong dung dịch muốn đo độ pH, khí H2 sẽ được bão hòa trong dung dịch.
- Kiểm tra thế điện cực giữa điện cực bạch kim và điện cực Bạc Clorua. Giá trị này sẽ tỷ lệ nghịch với độ pH. Ta sẽ thu được độ pH của dung dịch cần đo.
Cách đo độ pH của nước bằng điện cực quinhydron
Cách đo độ pH của nước này không áp dụng khi độ pH của dung dịch lớn hơn 8 hoặc 9, trong dung dịch chứa chất oxi hóa.
Hướng dẫn:
- Cho điện cực quinhydron vào dung dịch cần đo, quinhydron được phân tích ra thành hydroquinone (C6H4(OH)2) và quinone (C6H4O2) với tỷ lệ 1:1.
- Xác định độ pH dựa trên điện thế của điện cực so sánh và điện cực phủ bạch kim.
Sử dụng điện cực antimon
Phương pháp chỉ áp dụng khi độ pH của nước không quá cao. Đầu thành Annimon khi được đánh bóng kỹ sẽ cho kết quả chính xác hơn. Cách đo độ pH của nước này được ứng dụng trong công nghiệp để kiểm tra ion F- trong dung dịch.
Hướng dẫn:
- Nhúng 1 đầu thành antimon được đánh bóng, 1 điện cực so sánh vào dung dịch cần đo pH.
- Kiểm tra kết quả khi xuất hiện sự chênh lệch điện thế giữa 2 điện cực.
Sử dụng điện cực thủy tinh
Cách đo độ pH của nước điện cực thủy tinh rất phổ biến nhất là để độ pH của nước. Phương pháp này có thể sử dụng đo nhiều lần, kết quả khá chính xác. Cách đo này được áp dụng nhiều ngành công nghiệp và một số lĩnh vực đặc biệt.
Hướng dẫn đo:
- Sử dụng 2 điện cực (1 điện cực thủy tinh, 1 điện cực so sánh).
- Đo hiệu điện thế giữa 2 điện cực để xác định được độ pH trong dịch.

Dùng cảm biến bán dẫn
Cảm biến bán dẫn pH là cách đo độ pH của nước được phát hiện từ năm 1970. Nó được ứng dụng trong ngành sinh học và dược phẩm.
Hướng dẫn đo:
- Dùng 1 chip bán dẫn thay cho điện cực thủy tinh để tạo thành cảm biến bán dẫn pH.
- Cảm biến có độ bền và va đập cao. Nó có thể thu nhỏ lại dễ dàng, cho phép dùng 1 lượng mẫu nhỏ để đo. Kết quả đo chính xác.
Sử dụng máy đo độ pH của nước
Trên thị trường có 3 loại máy đo độ pH của nước phổ biến:
- Máy đo cầm tay: Thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện cho thao tác đo.
- Máy đo để bàn: Dùng nhiều trong phòng thí nghiệm. Máy có khả năng tự bù nhiệt, tự hiểu chuẩn và đo được nhiều thông số 2 loại máy còn lại.
- Bút đo: Kích thước nhỏ gọn, sử dụng pin mặt trời hay pin than. Bút còn có thể nổi trên mặt nước.

Hướng dẫn cách đo độ pH của nước:
- Mở nắp đậy điện cực, nhấn giữ nút ON/OFF để bật máy
- Nhúng điện cực vào nước cần đo. Khuấy nhẹ cho đến khi màn hình hiển thị số ổn định.
- Bấm giữ nút SET/HOLD để lưu lại kết quả.
- Bấm SET/HOLD sẽ về chế độ đo ban đầu
- Nhấn giữ ON/OFF/CAL đến khi màn hình hiển thị OFF để tắt máy
Mục đích đo độ pH trong nước để làm gì?
Độ pH dùng để đo gì? Nó sẽ xác định độ pH để biết nguồn nước có thể sử dụng được không, nguồn nước có đang ăn mòn đường ống hay không. Quá trình đo pH còn có thể hòa tan một số kim loại.
Nguồn nước trong chăn nuôi thủy sản dùng để tưới tiêu cho cây trồng, cho vật nuôi cũng cần đo độ pH trong nước. Chất lượng nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của các hộ nông dân.

Các ngành công nghiệp, thực phẩm, mỹ phẩm cũng rất chú ý đến độ pH trong nguồn nước họ dùng để sản xuất. Điều này sẽ tác động đến chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty. Những cách đo độ pH của nước ở các công ty này sẽ được kiểm nghiệm nghiêm ngặt để cho ra kết quả chính xác nhất.
Hơn thế nữa, nước được con người dùng trong sinh hoạt, đặc biệt là nước uống thì chỉ số pH rất cần thiết. Chúng ta luôn phải đảm bảo nguồn nước duy trì độ từ 6-8.5, ngưỡng tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe con người.
Một số nước uống được xếp vào nhóm an toàn và có lợi cho sức khỏe con người như: nước khoáng, nước suối, nước kiềm, nước tinh khiết,…
Ảnh hưởng của độ pH đối với sức khỏe con người
Độ pH lý tưởng của máu duy trì ở mức 7.35 – 7.45. Độ pH và lượng nước uống hàng ngày sẽ là nhân tố quan trọng giúp duy trì trạng thái cân bằng này. Độ pH này nếu như đi lệch khỏi khung chỉ số trên sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Các chuyên gia luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc uống nước với sức khỏe. Bạn nên biết một số cách đo độ pH của nước để có thể kiểm tra các thực phẩm mình dùng thường ngày.
Các vấn đề bạn gặp phải là do mức pH trong cơ thể quá thấp
Cơ thể bình thường sẽ duy trì ở trạng thái thiên kiềm hơn. Các đồ ăn cay, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, cà phê là các thực phẩm có tính axit. Các thực phẩm này được sử dụng phổ biến hiện nay và dẫn đến cơ thể phải hấp thụ 1 lượng lớn axit. Từ đó, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh như:
- Bệnh trĩ
- Cao huyết áp
- Các bệnh về đường tiêu hóa
- Ăn mòn men răng
- Bệnh Gout
Để trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu tính kiềm. Các thực phẩm có thể tham khảo như các loại hạt, rau củ quả.
Có thể kiểm tra độ pH của thực phẩm bằng những cách đo độ pH của nước. Hạn chế uống trà, cà phê, nước ngọt vì lượng axit của các loại nước này vô cùng cao. Thay vào đó hãy sử dụng những loại nước suối khoáng, nước kiềm.

Các vấn đề sức khỏe bắt nguồn từ mức pH quá cao
Tuy cơ thể con người bẩm sinh thiên về tính kiềm, nhưng nếu hấp thụ quá nhiều lượng kiềm cũng không phải ý tưởng hay. Lượng kiềm dư thừa sẽ gây ra các vấn đề về da, tiêu hóa. Quá nhiều kiềm dẫn đến mất cân bằng pH trong cơ thể, dẫn đến tình trạng nhiễm kiềm hóa. Bạn sẽ gặp phải một số bệnh sau:
- Sỏi thận
- Táo bón
- Da khô
- Viêm bàng quang
Độ pH của một số dung dịch phổ biến
Bạn có thể dùng cách đo độ pH của nước để xác định một số sản phẩm dùng hàng ngày. Dưới đây là độ pH khái quát của một vài chất đã được tiến hành đo:
Độ pH của nước
Dựa vào độ pH, tính chất mà nước được phân chia thành nhiều loại như nước ngọt, nước mặn, nước phèn. Độ pH cũng ảnh hưởng đến vị ngọt của nước. Độ pH của một số loại nước:
- Nước tinh khiết: pH~7
- Nước sinh hoạt hằng ngày: 6-8.5, nước dùng để ăn uống: 6.5-8.5.
Độ pH của axit
Những cách đo độ pH của nước trên cũng được sử dụng để xác định các chất trong phòng thí nghiệm. Một số loại axit hay gặp ở các phòng thí nghiệm là HCL, H2SO4. Các dung dịch axit này sẽ có độ pH từ 0 – 7.
Độ pH của sữa rửa mặt
Độ pH có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng sữa rửa mặt. Sữa rửa mặt sẽ chứa một hợp chất axit chứa lưu huỳnh (S). Để trung hòa và không tổn thương da mặt, độ pH trong sữa rửa mặt nên nhỏ hơn 7, phù hợp nhất là pH từ 6 đến 6.5.
Độ pH của nước tiểu
Nước tiểu thường được sử dụng để kiểm tra các loại bệnh như sỏi thận, tiểu đường, viêm dạ dày. Độ pH trong nước tiểu của người trưởng thành sẽ vào khoảng 4.6 – 8.
Độ pH của máu
Máu luôn duy trì độ pH trong khoảng 7.35 – 3.45. Mức độ pH càng nằm ngoài thì con người sẽ mắc một số bệnh thậm chí là tử vong.
Lời kết
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về độ pH có trong nước và ý nghĩa của những chỉ số pH. Bạn có thể kiểm tra độ pH trong nước uống bằng 9 cách đo độ pH của nước trên. Kiểm tra độ pH giúp kiểm soát được tình trạng dư thừa axit hoặc bazơ trong nước, từ đó bạn sẽ ngăn ngừa được một số mầm bệnh và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Tiến Sĩ Nước hy vọng bài viết mang lại những thông tin bổ ích cho bạn.