độ pH của nước là gì

Độ pH của nước là gì? Cách chọn nước uống tốt cho sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)

Độ pH là gì? Chỉ số này có ảnh hưởng như thế nào đến nước uống của bạn. Độ pH của các loại nước uống có gì khác nhau? Và còn vô số những câu hỏi về độ pH của nước đang được nhiều người thắc mắc và tìm kiếm. Hãy cùng Tiến Sĩ Nước đi qua bài viết này để hiểu rõ hơn ý nghĩa đằng sau của những con số về độ pH của nước.

Độ pH của nước là gì?

Độ pH là thuật ngữ quen thuộc trong hóa học, chỉ số đo lường tỷ lệ ion H+ so với OH- trong dung dịch. Từ đây hình thành thang đo để xác định tính bazo, axit và trung hòa của một dung dịch. 

Độ pH ở nước sẽ được tính theo logarit lũy thừa 10. Khi giá trị pH chênh lệch 1 đơn vị nghĩa là độ kiềm hay axit cũng sẽ gấp 10 lần. Ví dụ cà phê pH = 4.85 – 5.1 và sữa bò pH = 6.7 – 6.9. Nghĩa là độ axit ở cà phê cao hơn 10 lần so với sữa bò, 100 lần so với nước.

Độ pH ở một số thực phẩm và nước uống
Độ pH ở một số thực phẩm và nước uống

Trong nước uống đôi khi có chứa axit hòa tan và muối. Điều này làm độ pH của nước sẽ lớn hoặc nhỏ hơn 7. Tùy vào độ pH nước sẽ có những mùi vị khác nhau. Sau khi biết được độ pH trong nước là gì, bạn có thể tiến hành phân biệt các loại nước dựa trên chỉ số pH.

Cách phân biệt các loại nước trên thang đo pH

Độ pH sẽ quyết định đến vị của nước. Mỗi loại nước sẽ có một độ pH riêng. Thang đo sẽ có giá trị từ 0 – 14. Dựa theo độ pH nước được chia làm 3 loại chính:  nước kiềm, nước axit và nước trung tính.

  • Độ pH > 7: Nước kiềm
  • Độ pH < 7: Nước axit
  • Độ pH ~= 7: Nước trung tính (Nước lọc)

Cần đảm bảo nước sinh hoạt hằng ngày nằm 6.5 – 8.5. Nếu đo được độ pH của nước khác thường cần tiến hành xử lý, lọc nước để đảm bảo sức khỏe.

Ý nghĩa của độ pH của nước là gì?
Ý nghĩa của độ pH của nước là gì?

Độ pH trong nước uống hằng ngày bao nhiêu là tốt?

Vậy nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt? Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, độ pH của nước uống nên từ 6.5 – 8.5pH. Độ pH trong nước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố của môi trường tự nhiên và sự tác động của con người. Nước bị nhiễm kim loại nặng, nhiễm các chất hóa học sẽ có độ pH quá cao hoặc thấp. 

Nước uống có pH < 6.5 có tính axit, có thể đã bị nhiễm các chất độc hại. Chính vì vậy, độ pH của nước rất quan trọng để đánh giá được chất lượng nước uống. Một số loại nước uống tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo sử dụng: nước ion kiềm, nước khoáng,…

Lợi ích của việc theo dõi độ pH của nước uống hằng ngày là gì?

Cấu tạo cơ thể con người có 70% tỷ trọng là nước, nước tồn tại khắp cơ thể, đi qua từng tế bào để kết nối và duy trì sự sống. Khi vừa sinh ra, cơ thể con người có độ pH mang tính kiềm vào khoảng 7.34 – 7.45. Vì vậy, việc xác định vai trò của độ pH của nước rất quan trọng để đánh giá được chất lượng nước uống. 

Trong đời sống, thức ăn nạp vào cơ thể con người sẽ có tính kiềm hoặc axit (hiện nay các thực phẩm axit chiếm phần lớn như cà phê, đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ,..). Việc theo dõi chỉ số pH của nước này sẽ giúp bạn kiểm soát được nồng độ pH trong máu và kịp thời điều chỉnh chúng về trạng thái cân bằng. 

Theo dõi pH của nước bạn uống hàng ngày
Theo dõi pH của nước bạn uống hàng ngày

Trên các bao bì nước uống hiện nay, nhà sản xuất cũng cung cấp độ pH có trong sản phẩm. Bạn có thể dựa vào chỉ số này để quyết định nước uống phù hợp.

Ý nghĩa pH của từng loại nước

Chỉ số pH của một vài nước uống thường gặp:

Phân loại nước Độ pH
Nước tinh khiết (Nước cất) pH = 7
Nước uống trong sinh hoạt pH = 6 – 8.5
Nước ion kiềm pH = 8.5 – 9.5
Nước khoáng thiên nhiên pH = 7.5 – 8.5

Theo tiêu chuẩn của EPA – Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ và WHO – Tổ chức Y tế Thế giớiđộ pH của nước phù hợp để uống nằm trong khoảng 6.5 – 8.5pH. Nước sẽ có độ trung tính và kiềm nhẹ, tốt cho sức khỏe và duy trì cơ thể hoạt động linh hoạt.

Nếu sử dụng nguồn nước nằm ngoài khoảng này sẽ gây ra một số triệu chứng khó chịu. Nước dưới 6.5 sẽ có tính axit, chứa nhiều kim loại nặng, chất độc dễ gây ra các bệnh như ung thư. Bên cạnh đó, uống nước có độ pH trên 9 nếu không quen, người sử dụng sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn.

Độ pH nước máy

Nước máy là nước được sử dụng phổ biến hằng ngày tại các thành phố lớn. Thông qua hệ thống xử lý nước công nghiệp, nước máy sẽ được đưa đến từng hộ gia đình để sử dụng. Nước máy sinh hoạt sẽ đáp ứng tiêu chuẩn của bộ Y tế.

Nước máy sinh hoạt có độ pH của nước từ 6.5 – 8.5, tuy nhiên chỉ số này sẽ còn có sự dao động nhẹ.

Độ pH của nước giếng

Chất lượng nước giếng bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố môi trường và tác động của con người. Cần tiến hành đo lường lượng pH trước khi sử dụng, an toàn nhất là nằm trong khoảng 6.5 – 8.5.

Nếu đo được giá trị nằm ngoài khoảng trên, nghĩa là nước ở giếng đang bị ô nhiễm. Nếu ô nhiễm nặng thì thậm chí nước này có thể gây ảnh hưởng đến da, tóc, dạ dày,… tình trạng kéo dài dẫn đến ngộ độc và ung thư.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở nông thôn vẫn còn sử dụng nước giếng dùng cho sinh hoạt. Nếu bạn có đang dùng nước giếng thì cần phải kiểm tra độ pH của nước thường xuyên. Hiện tượng mưa axit, xả thải đang dần khiến nguồn nước ngầm trở nên ô nhiễm.

Nước đóng chai

Nước đóng chai sẽ được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn. Vì thế chỉ số ghi trên mỗi chai nước sẽ chính xác và không dao động nhiều. Độ pH của nước tiêu chuẩn hiện nay của nhiều hãng nước đóng chai là 6.5 – 7.5.

Độ pH nước RO

Có nhiều hãng nước uống đóng chai đang áp dụng công nghệ lọc nước RO. Các tạp chất, kim loại, chất rắn độc hại sẽ bị giữ lại bởi các màng lọc mini 0,0001 micromet. Nước sẽ lọc từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. Nước RO có chất lượng tương tự nước tinh khiết, pH từ 5 – 7.

Quy trình sản xuất nước RO
Quy trình sản xuất nước RO

Nước kiềm – Xu hướng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Nước kiềm hay ion kiềm đang là xu hướng nước uống nổi bật trên thị trường nước, được phát triển bởi công nghệ điện giải Nhật Bản. Đây được coi là bí quyết sống thọ của người Nhật.

Mỗi ngày, chúng ta thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có nồng độ axit cao, như là các thực phẩm chứa cafein, chất béo, rượu, đồ chiên, đồ ăn cay,… Điều đó dẫn đến cơ thể mất cân bằng pH, gây ra nhiều bệnh nhất là bệnh về hệ tiêu hóa. Nước kiềm sẽ như một thiên thần cứu cánh khi sở hữu độ pH của nước từ 8.5-9.5. Bên cạnh đó, nước kiềm còn có thể bổ sung một lượng vi lượng khoáng có lợi cho cơ thể.

Sử dụng nước kiềm hằng ngày sẽ làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa ung thư. Bệnh nhân mắc trào ngược axit, huyết áp cao, tiểu đường có thể sử dụng nước ion kiềm để hỗ trợ điều trị.

Nước Kangen (Nước kiềm) - Bí quyết sống thọ của người Nhật
Nước Kangen (Nước kiềm) – Bí quyết sống thọ của người Nhật

Hướng dẫn đo độ pH trong nước uống tại nhà

Để đo độ pH trong nước ở nhà cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết để kiểm tra. Thông thường sẽ có 3 cách:

Sử dụng giấy quỳ tím để đo độ pH của nước

Giấy quỳ tím ban đầu có màu tím. Sẽ có 1 bảng màu tương ứng với độ pH  từ 1 – 14 giúp bạn so sánh sau khi đo.

Phương pháp đo độ pH với giấy quỳ tím
Phương pháp đo độ pH với giấy quỳ tím

Hướng dẫn: 

  • Dùng giấy đo nhúng vào nước muốn đo pH.
  • Lấy giấy ra, đợi 1-2 phút cho giấy chuyển màu.
  • So sánh màu giấy với bảng màu để biết được độ pH của nước.

Lưu ý: Kết quả đo được với phương pháp này sẽ lệch từ 0,5 – 1 độ pH.

Sử dụng điện cực antimon

Phương pháp này chỉ áp dụng trong những trường hợp không yêu cầu độ chính xác cao. Yêu cầu cần lau thật bóng điện cực trước khi đo.

Hướng dẫn:

  • Nhúng đầu của một thành antimon được đánh bóng và một điện cực so sánh vào dung dịch cần kiểm tra. 
  • Quan sát độ chênh lệch giữa 2 điện cực, đây là độ pH của nước cần đo.
Thiết bị điện cực Antimon để đo độ pH của nước
Thiết bị điện cực Antimon để đo độ pH của nước

Dùng bút đo pH nước

Bút đo độ pH điện tử là cách đo pH của nước chính xác nhất hiện nay. Giá thành của bút khá rẻ và có thể dùng đo nhiều lần.

Bút đo thử độ pH
Bút đo thử độ pH

Hướng dẫn:

  • Mở nắp đậy điện cực, bật máy.
  • Nhúng điện cực vào nước cần đo. Khuấy nhẹ cho đến khi màn hình hiển thị số ổn định (mất dấu hiệu đồng hồ cát).
  • Bấm giữ nút SET/HOLD cho đến khi trên màn hình phụ xuất hiện chữ HOLD thì rời tay khỏi phím SET/HOLD để lưu lại kết quả.
    • Bấm SET/HOLD một lần nữa để về chế độ đo.
    • Nếu muốn tắt máy, nhấn giữ ON/OFF/CAL đến khi màn hình hiển thị OFF.
  • Sau khi đo, cần vệ sinh dụng cụ sạch sẽ.

Lưu ý: Cho 1 ít nước sạch vào trong nắp. Không sử dụng nước cất và nước khử ion để bảo quản điện cực. 

Cách xử lý nước có độ pH an toàn và hiệu quả nhất

Nếu đo được lượng độ pH của nước quá cao, cần tiến hành xử lý nước. Bạn có thể tham khảo 4 cách xử lý an toàn, hiệu quả sau:

  • Vôi bột: Dùng vôi bột rắc vào nước. 
  • Hóa chất: Hỗn hợp Soda hoặc Hypochlorite.
  • Bộ lọc trung hòa pH: Phương pháp này dễ khiến nước cứng, nếu vượt ngưỡng  cho phép thì cần làm mềm lại nước.
  • Hạt nâng pH L.S: Sử dụng các hạt này để lọc nhờ vào áp lực nước chảy xuống. Cần bổ sung lượng đá mới sau 6 – 1 năm lọc.

Lời kết

Sau bài viết này bạn đã biết được độ pH của nước là gì, tầm ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người. Vì thế, mỗi khi lựa chọn sản phẩm nước cho gia đình, cần luôn chú ý đến chỉ số pH của nước ghi trên bao bì. Nên lựa chọn nước kiềm hoặc các sản phẩm nước có độ pH ổn định được khuyên dùng. Hy vọng Tiến Sĩ Nước đã giúp bạn có thêm những kiến thức hay ho về độ pH của nước

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *