Gấc là một loại quả có nguồn gốc từ Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Lào và Việt Nam. Được biết, gấc có chứa hàm lượng dinh dưỡng thực vật cao. Nó cũng thường được dùng dưới dạng nước ép và cung cấp cho cơ thể nhiều lợi ích sức khỏe.
Cách làm nước uống từ trái gấc như thế nào? Hãy cùng Tiến Sĩ Nước đi tìm hiểu đầy đủ thông tin trong bài viết sau đây.
Mục lục
1. Tác dụng của nước ép gấc tươi
Giống hầu hết các loại trái cây và rau quả có màu cam và đỏ, nước ép quả gấc chứa hàm lượng cao beta-carotene và lycopene. Đa số những lợi ích sức khỏe đã được khẳng định của quả gấc đều bắt nguồn từ nồng độ beta-carotene và lycopene cao này.
Trước khi tìm hiểu cách làm nước uống từ trái gấc như thế nào, dưới đây là những tác dụng hàng đầu của nước ép gấc tươi mà bạn cần biết.
1.1. Tác dụng đối với sức khỏe
Nước ép gấc rất có lợi trong việc chống lại bệnh thiếu máu nhờ chứa rất nhiều sắt cũng như vitamin C và axit folic.
Ngoài ra, nó có nhiều chất chống oxy hóa nên có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Kết hợp uống nước gấc tươi và một lối sống năng động, sức khỏe tim mạch của bạn sẽ được tăng cường đáng kể.
Các vitamin, beta carotene và các chất khác có trong nước ép gấc tươi có thể giúp thị lực của bạn tốt hơn, cũng như ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và các vấn đề về thị lực khác.
Nước gấc khi bạn uống thường xuyên sẽ giúp khắc phục vấn đề trầm cảm, căng thẳng vì nó rất giàu selen, khoáng chất và vitamin, những chất quan trọng đối với hệ thần kinh.
1.2. Tác dụng với việc làm đẹp
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe mà nước ép gấc tươi mang lại, nó còn ức chế quá trình lão hóa và duy trì vẻ ngoài trẻ trung cho bạn.
Gấc chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp duy trì vẻ tươi trẻ của làn da. Nó khuyến khích xây dựng lại cấu trúc collagen dưới da và ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn.
2. 2 cách làm nước gấc tươi ngon thanh mát
Chính vì những giá trị mà gấc mang lại cho cơ thể, nên ngoài các món ăn từ gấc ra, người ta còn chế biến nhiều loại đồ uống từ gấc tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là 3 cách làm nước uống từ trái gấc phổ biến nhất.
>>> Xem thêm: Cập nhật 9+ xu hướng đồ uống giới trẻ hiện nay cực hot 2022
2.1. Cách làm sinh tố gấc
Nguyên liệu làm sinh tố gấc
- 1 trái gấc chín
- 5 trái chanh dây chín
- Đường và muối
Cách làm nước uống từ trái gấc đơn giản:
2.1.1. Bước 1: Chế biến gấc
- Đầu tiên bạn chọn mua trái gấc vừa đủ tầm 1kg, nhớ chọn trái chín màu da cam có gai nở đều.
- Sau khi đã có gấc, bạn bổ đôi trái gấc ra và dùng thìa cạo lấy phần cơm gấc.
- Sau đó cho cơm gấc vào máy xay với 300ml nước và xay nhuyễn mịn.
- Cho hỗn hợp vừa xay được vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ bạn nhớ đun trên bếp nhỏ lửa đến khi sôi và nước sánh lại.
2.1.2. Bước 2: Chế biến chanh dây
- Đối với chanh dây thì bạn nên chọn mua những quả có da nhăn, cầm nhẹ tay, vỏ hơi khô. Vì các dấu hiệu này cho biết đây là chanh dây ngon.
- Sau khi đã có chanh dây, bạn dùng dao bổ đôi và dùng thìa tách phần ruột ra khỏi vỏ, sau đó dùng rây để lọc nước cốt, bỏ đi phần hạt.
2.1.3. Bước 3: Làm sinh tố gấc
- Bạn cho nước cốt chanh dây vừa lọc được cùng với đường và muối vào hỗn hợp nước gấc vừa đun sôi. Dùng thìa khuấy đều hỗn hợp. Lưu ý về lượng đường và muối thì bạn cho vào tùy theo khẩu vị của mình.
- Tiếp theo, để có một ly sinh tố gấc tươi mát, bạn cho hỗn hợp nước gấc và đá viên vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn trong khoảng 1 phút.
- Cuối cùng, đổ nước ra ly và thưởng thức.
2.2. Cách làm sữa gấc
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
- Nước cốt gấc: 40-80ml
- Sữa tươi: 1 lít
- Đá viên
2.2.1. Bước 1: Chế biến gấc
Đối với cách làm nước uống từ trái gấc với sữa tươi thì cũng trải qua bước chế biến phần nước cốt gấc tương tự như trên.
2.2.2. Bước 2: Chuẩn bị sữa
Khi bạn đã hoàn thành xong phần nước cốt gấc, giờ bạn sẽ tiến đến bước chọn sữa. Để đơn giản nhất thì bạn nên dùng khoảng 1 lít sữa tươi nguyên chất.
Nếu không thích sữa tươi, bạn hoàn toàn có thể dùng sữa đặc hoặc sữa các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân,…) để mix cùng với nước cốt gấc.
2.2.3. Bước 3: Chế biến sữa gấc
Cho nước cốt gấc và sữa tươi vào máy xay sinh tố và xay mịn. Đổ nước sữa gấc ra ly là có thể thưởng thức ngay.
3. Gấc làm món gì ngon?
Bạn đã biết được cách làm nước uống từ trái gấc như thế nào. Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua 10 món ăn ngon được chế biến từ gấc. Bạn đã được thưởng thức món nào trong số này rồi?
3.1. Chè gấc
Với món chè gấc thì bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu cơ bản bao gồm: gấc chín đỏ (1 quả nhỏ), bột nếp (500g), đậu xanh không vỏ (200g), dừa nạo (200g), đậu phộng rang (100g), bột năng (2 muỗng), gừng (1 củ), đường (400g), muối và nước cốt dừa.
Đậu xanh bạn hấp chín rồi trộn chung với muối ăn tự nhiên tinh khiết, sau đó xay nhuyễn làm nhân. Phần thịt gấc kết hợp với nước cốt dừa bạn đem xay rồi nhào với bột nếp làm vỏ. Tiếp theo, dùng phần vỏ bọc với nhân đậu rồi vo tròn thành từng viên vừa ăn.
Nấu nồi nước thật sôi với gừng tươi rồi thả từng viên gấc vào, khuấy nhẹ để các viên chè không dính lại với nhau. Tiếp theo bạn thêm đường vào và nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Khi ăn bạn múc chè ra bát rồi rắc đậu phộng và dừa nạo lên trên.
3.3. Bánh gấc gói với lá chuối
Bánh chưng đã không còn xa lạ với người Việt Nam. Để bánh chưng thêm phần hấp dẫn, mọi người dùng gấc thêm vào món ăn này.
Cách thực hiện món bánh gấc gói với lá chuối cũng tương tự như cách làm món bánh chưng. Nhưng thay vì dùng lá dứa xay để trộn với gạo thì nên dùng gấc. Kết quả sẽ tạo thành một món ăn lạ miệng nhưng không kém phần hấp dẫn.
3.4. Rượu gấc
Gấc dùng làm rượu tốt cho sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về phổi. Cách làm rượu gấc cũng không khó, bạn chọn những quả gấc tươi ngon, chỉ lấy phần thịt gấc để ngâm với rượu trắng trong bình thủy tinh đóng kín nắp và để nơi thông thoáng.
Rượu gấc được ngâm khoảng 40 ngày là có thể dùng được.
3.5. Mứt gấc
Gấc chín bạn chỉ lấy phần thịt gấc và phần màng của hạt, sau đó đem trộn vào nhau để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn. Tiếp theo bạn đun sôi nước với đường, nên cho nhiều đường để mứt được ngon hơn và để được lâu hơn.
Khi hỗn hợp nước đường sôi thì bạn cho phần thịt gấc vào, nhớ để nhỏ lửa và khuấy đều tay để thịt gấc và nước đường hòa quyện với nhau. Khi bạn bỏ một chút mứt ra nước lạnh để kiểm tra và thấy nó không bị tan ra là món mứt gấc hoàn thành.
3.2. Xôi gấc
Đây là món ăn phổ biến dùng cho ăn vặt và nó cũng hay xuất hiện ở các mâm cơm cúng trong các gia đình Việt Nam.
Muốn làm món xôi gấc ngon điều quan trọng là bạn phải chọn mua được những trái gấc tươi. Đối với gạo nếp, bạn nên chọn loại thơm dẻo, vo sạch rồi thêm 2 thìa muối để qua đêm.
Bạn lấy phần thịt gấc trộn cùng với gạo nếp cho thâm màu, có thể thêm chút nước cốt dừa cho thơm. Sau đó đem gạo đi hấp cách thủy khoảng 30-40 phút. Nếu muốn tăng tính thẩm mỹ cho xôi gấc, bạn có thể dùng khuôn để tạo hình.
3.6. Bánh gai gấc
Cách làm bánh gai gấc cũng tương tự như khi bạn làm bánh gai thông thường. Chỉ có điểm khác ở công đoạn nhào bột làm vỏ bánh bạn dùng thịt gấc đã xay nhuyễn trộn cùng với bột.
Nhờ vậy nên vỏ bánh sẽ có màu đỏ đẹp mắt của gấc và khi ăn sẽ cảm thấy mùi vị của quả gấc ngay từ lần cắn đầu tiên.
3.7. Làm nước gấc tươi
Đây là cách đơn giản giúp bạn hấp thu các chất dinh dưỡng từ gấc mà bài viết đã chia sẻ đến bạn ở phần trên.
Cách làm gấc để uống không khó nên bạn có thể làm thường xuyên, nhưng bạn cũng phải cần chú ý đến liều lượng nước gấc có thể uống để tốt cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên uống 2 ly sữa gấc mỗi tuần để mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể.
Do hàm lượng vitamin A có trong gấc cao, nếu cơ thể bị dư thừa lượng vitamin này mà không đào thải hết sẽ tích tụ lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: đau đầu, buồn nôn, ngộ độc gan, biến đổi da,…
3.8. Làm tương gấc cực ngon
Mứt gấc mang đậm vị ngọt, tương gấc thì ngược lại. Vì với món này, bạn có thể nêm thêm chút muối cùng chút hạt tiêu và dùng làm sốt chấm cho các món luộc hoặc trộn với cơm trắng.
Bạn nạo lấy phần thịt gấc, lấy cả phần màng đỏ bao quanh hạt gấc. Sau đó trộn đều gấc với đường, muối, hạt tiêu và đem chưng sốt với lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút là hoàn thành tương gấc.
3.9. Kẹo gấc
Món kẹo gấc cũng gần tương tự món mứt gấc. Bạn cũng lấy phần ruột và bỏ hết hạt. Sau đó bạn nấu phần thịt gấc với đường loại ngon. Nấu đến khi hỗn hợp đặc quện, trong quá trình nấu bạn nhớ khuấy đều tay để kẹo gấc được đều vị.
3.10. Cách làm siro gấc
Phần thịt gấc bạn đun sôi với nước đường cho đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau rồi bắc ra. Nên đun khoảng 30 phút và đun ở lửa vừa. Sau đó dùng rây lọc bỏ phần bã và tách riêng phần nước là bạn đã có được món siro gấc.
4. Những lưu ý khi uống nước ép quả gấc
Khi chọn gấc, bạn nên chọn những quả tròn đều, gai nở, vỏ bên ngoài màu đỏ cam, cầm nặng tay và không bị vỡ hoặc dập.
Nhớ loại bỏ sạch hạt gấc khi chế biến nước uống, vì hạt gấc có chứa độc tính, có thể gây nguy hiểm cho cơ thể nếu bạn dùng không đúng cách.
Không bảo quản nước gấc trong tủ lạnh quá lâu vì chất lượng các chất dinh dưỡng có trong nước gấc sẽ mất đi theo thời gian. Khi lấy ra để uống bạn hãy kiểm tra lại chất lượng nước thật kỹ trước khi uống.
Không nên uống nhiều nước gấc. Vì nếu lạm dụng gấc nhiều quá thì có thể sẽ ảnh hưởng đến sắc tố da và một số tác dụng phụ không mong muốn.
Những lưu ý khi uống nước ép quả gấc
Trên đây là tất cả thông tin cần thiết về cách làm nước uống từ trái gấc mà Tiến Sĩ Nước muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn có thể thưởng thức nước ép quả gấc đơn giản hơn tại nhà và nhận được những lợi ích sức khỏe tốt nhất từ gấc.
> Tham khảo:
- TOP 15 Loại nước ép tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng
- TOP 25 loại nước ép giảm cân, mỡ bụng và làm đẹp da an toàn hiệu quả