nước ép vải thiều

Cách làm nước ép vải thiều đơn giản tại nhà và tốt cho sức khỏe

5/5 - (2 bình chọn)

Là một loại trái cây phổ biến ở các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, vải thiều không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích sức khỏe. Ngoài việc ăn quả, người ta còn sử dụng vải thiều để làm nước ép uống tốt cho sức khỏe.

Trong bài viết này, Tiến Sĩ Nước sẽ cùng bạn khám phá cách làm nước ép vải thiều thơm ngon, đơn giản ngay tại nhà nhé.

1. Uống nước ép vải thiều có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ngoài việc giúp bạn cải thiện vẻ bề ngoài của mình, nước ép vải thiều còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa ung thư và nhiều hơn thế nữa. Hãy khám phá những lợi ích của nước ép vải thiều một cách chi tiết ngay bên dưới.

1.1. Hỗ trợ tiêu hoá

Lượng chất xơ đáng kể có trong vải thiều giúp bổ sung lượng lớn vào phân và tăng sức khỏe hệ tiêu hóa của chúng ta. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động ruột, chuyển động trơn tru qua đường tiêu hóa.

Nó cũng kích thích dịch vị và dịch tiêu hóa, từ đó hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Bạn có thể uống nước ép vải thiều giúp ngăn ngừa táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác.

1.2. Tăng khả năng miễn dịch

Sự hiện diện của vitamin C trong nước ép vải thiều làm cho nó rất nổi bật trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của chúng ta.

Loại vitamin tan trong nước này là một kho chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi sự xâm nhập của vi trùng ngoại lai và các vấn đề liên quan khác.

Tăng khả năng miễn dịch
Tăng khả năng miễn dịch

1.3. Tăng khả năng chống ung thư

Các hợp chất polyphenolic và proanthocyanidins được tìm thấy trong vải thiều thậm chí còn hiệu quả hơn cả vitamin C trong việc trung hòa các gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật và phiền não khác nhau.

Các chất chống oxy hóa và flavonoid có trong vải thiều có tác dụng chống ung thư, đặc biệt chống ung thư vú.

1.4. Kiểm soát huyết áp tốt hơn

Nước ép vải thiều mang hàm lượng kali và natri cân bằng và điều này cần thiết để duy trì huyết áp thích hợp của cơ thể.

Bên cạnh đó, đặc tính giãn mạch của kali có trong loại nước này cho phép nó làm dịu và thư giãn các mạch máu trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp được kiểm soát.

Nước ép vải thiều đã được chứng minh là làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng mức độ cholesterol tốt (HDL) trong máu.

1.5. Chống cảm cúm

Hợp chất phenolic được tìm thấy trong vải thiều có hoạt tính chống cúm. Sự hiện diện của oligonol ngăn vi rút sinh sôi và do đó ngăn ngừa cúm, ho và cảm lạnh.

1.6. Cải thiện lưu thông máu

Nước ép vải thiều đã được phát hiện giúp lưu thông máu thích hợp khắp cơ thể, do đó đảm bảo hoạt động trơn tru của các cơ quan và hệ thống cơ quan.

Đồng là một khoáng chất thiết yếu khác được tìm thấy trong nước ép vải thiều với hàm lượng đáng kể, nó là một phần không thể thiếu trong quá trình hình thành hồng cầu.

Do đó, hàm lượng đồng trong nước ép vải thiều có thể tăng cường lưu thông máu và tăng oxy hóa các cơ quan và tế bào.

Cải thiện lưu thông máu
Cải thiện lưu thông máu

2. Hướng dẫn cách làm nước ép vải thiều nguyên chất

Nếu bạn muốn tự làm nước ép vải thiều đơn giản tại nhà thì những hướng dẫn sau đây sẽ rất cần thiết với bạn.

2.1. Nguyên liệu để làm nước ép vải thiều

  • Vải thiều: 12-15 quả 
  • Nước lọc: 200ml
  • Chanh: 1 quả
  • Đường
  • Đá viên hoặc đá bào

2.2. Dụng cụ cần để làm nước ép vải thiều

  • Máy ép hoa quả
  • Dao
  • Chén
  • Rây
  • Ly
  • Muỗng

2.3. Cách làm nước ép vải thiều thơm ngon, tươi mát

Sơ chế nguyên liệu:

  • Đầu tiên bạn bóc vỏ vải thiều, tách lấy phần thịt vải để riêng, bỏ hạt.
  • Bạn vắt lấy nước cốt chanh rồi lọc bỏ hạt.

Các bước làm nước ép vải thiều nguyên chất:

  • Cho phần thịt vải và nước vào máy ép để ép lấy nước cốt.
  • Sau khi đã có phần nước cốt vải thiều, bạn cho thêm nước cốt chanh và 1-2 thìa đường vào khuấy đều đến khi đường tan hết.
  • Rót nước vải thiều ép ra ly, cho thêm đá vào và thưởng thức.
Cách làm nước ép vải thiều thơm ngon, tươi mát
Cách làm nước ép vải thiều thơm ngon, tươi mát

3. Công thức nước ép vải thiều mix 

Không chỉ được chế biến một mình, nước ép vải thiều có thể được kết hợp với nhiều loại hoa quả khác để cho ra những loại đồ uống mix thơm ngon. Sau đây là cách làm những loại nước ép vải thiều mix hàng đầu.

3.1. Nước ép vải táo

Táo có chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, nên khi kết hợp cùng vải thiều sẽ tạo thành thức uống bổ dưỡng, giúp bổ sung nước và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Nguyên liệu:

  • Vải thiều: 300g
  • Táo: 1 quả
  • Lá bạc hà: vài nhánh
  • Nước cốt chanh: 1/2 quả

Cách làm nước ép vải thiều mix táo:

  • Vải thiều bạn bóc vỏ, tách hạt, chỉ lấy phần thịt vải. Táo bạn rửa sạch, bỏ cuống, gọt vỏ và cắt miếng vừa ép.
  • Bạn cho vải, táo và lá bạc hà vào máy ép xen kẽ. Nếu dùng máy xay sinh tố thì bạn có thể cho tất cả vào xay 1 lượt rồi sau đó đem lọc qua rây.
  • Sau khi đã có phần nước cốt, bạn khuấy đều nó với nước cốt chanh là có thể uống ngay.
Nước ép vải táo
Nước ép vải táo

3.2. Nước ép vải cam sả

Sự kết hợp của vị chua ngọt của vải và cam, cộng hưởng từ mùi vị thơm lừng của sả tươi, tạo thành một loại nước mix không chỉ có mùi vị kích thích mà tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Nguyên liệu:

  • Vải: 300g
  • Cam: 1 quả
  • Sả: 2 nhánh
  • Mật ong nguyên chất: 1 thìa

Cách làm nước ép vải thiều mix cam sả:

  • Vải bạn cũng sơ chế như các loại nước ép vải trên. Cam bạn bổ đôi rồi vắt lấy nước. Sả bạn bóc lớp vỏ bên ngoài.
  • Bạn ép vải và sả xen kẽ với nhau, hoặc xay cùng lúc rồi lọc qua máy ép. Sau khi đã thu được phần nước cốt, bạn cho nước cốt cam và mật ong vào nước và khuấy đều là đã hoàn thành.
Nước ép vải cam sả
Nước ép vải cam sả

3.3. Nước ép vải chanh dây

Thức uống mới lạ này mang một vị ngọt ngọt chua chua dễ uống, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và cân bằng nước cho cơ thể hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Vải: 300g
  • Chanh dây: 1 quả
  • Nước cốt chanh: 1/2 quả

Cách làm nước ép vải thiều mix chanh dây:

  • Vải bạn cũng sơ chế trước tương tự như trên. Chanh dây bạn bổ đôi, nạo lấy phần thịt bên trong.
  • Tiếp theo bạn cho vải và chanh dây vào máy ép, hoặc cho cùng lúc cả hai vào máy xay rồi lọc lấy nước cốt.
  • Phần nước cốt thu được bạn hòa cùng nước cốt chanh để có vị đậm đà hơn và bảo quản tốt hơn.
Nước ép vải chanh dây
Nước ép vải chanh dây

3.4. Nước ép vải dưa hấu

Dưa hấu thanh mát, nhiều nước, kết hợp cùng vải tạo ra một loại đồ uống có màu sắc bắt mắt và giúp giải nhiệt, giải khát hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Vải thiều: 300g
  • Dưa hấu: 1/3 quả
  • Nước cốt chanh: 1/2 quả

Cách làm nước ép vải thiều mix dưa hấu:

  • Vải thiều bạn cũng tách lấy phần thịt để riêng. Dưa hấu bạn gọt vỏ, cắt thành các miếng vừa ép.
  • Bạn ép dưa hấu và vải xen kẽ với nhau, nếu dùng máy xay sinh tố để xay cùng lúc thì bạn nhớ lọc bã qua rây.
  • Cuối cùng bạn cho nước chanh tươi vào nước cốt mix vừa thu được, khuấy đều là xong.
Nước ép vải dưa hấu
Nước ép vải dưa hấu

3.5. Nước ép vải củ dền

Không chỉ có màu đẹp, nước ép vải mix củ dền còn có mùi vị rất đáng để thử. Sự kết hợp này mang đến không chỉ lợi ích về giảm cân và đẹp da, mà còn bổ máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt.

Nguyên liệu:

  • Vải thiều: 300g
  • Củ dền: 1 củ
  • Nước cốt chanh: 1/2 quả

Cách làm nước ép vải thiều mix củ dền:

  • Củ dền bạn gọt vỏ rồi cắt thành miếng vừa ép. Vải thiều bạn cũng tách lấy phần cơm thịt.
  • Bạn ép vải thiều trước, củ dền bạn ép sau để phần bã được đẩy ra tốt hơn.
  • Sau khi đã có phần nước cốt, bạn cho nước chanh vào khuấy đều là hoàn thành.
Nước ép vải củ dền
Nước ép vải củ dền

4. Những câu hỏi thường gặp khi uống nước ép vải thiều

Để giúp bạn uống nước ép vải thiều đúng cách và không gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi uống nước ép vải thiều.

Những câu hỏi thường gặp khi uống nước ép vải thiều
Những câu hỏi thường gặp khi uống nước ép vải thiều

4.1. Nước ép vải để được bao lâu?

Cũng tương tự như các loại nước ép khác, thời gian sử dụng trung bình của nước ép vải thiều cũng dao động trong khoảng 24 giờ kể từ khi ép, với điều kiện được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và đậy kín.

Nhưng tốt hơn hết, bạn nên uống nước ép vải thiều ngay sau khi pha chế xong, hoặc uống càng sớm càng tốt ngay sau thời điểm vừa pha chế xong.

Nguyên nhân bởi vì đây là thời điểm lý tưởng để các chất dinh dưỡng có trong nước ép vải thiều được duy trì tốt nhất mà cơ thể có thể hấp thụ toàn bộ.

4.2. Nước ép vải có nóng không?

Vải thiều là một trong số các loại trái cây có tính nóng, điều này có nghĩa là nếu tiêu thụ quá mức nước ép vải thiều có thể dẫn tới hiện tượng mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, từ đó gây ra các hiện tượng như: nhiệt miệng, chảy máu mũi, đau họng hoặc sốt.

Do đó những người mắc bệnh tiểu đường và phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ nước ép vải thiều vì nó có thể gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, những người đang có dấu hiệu nóng trong người như: nổi ban, nổi mụn nhọt, rôm sảy,… thì không được tiêu thụ nước ép vải thiều để tránh làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

4.3. Uống nước vải đóng chai có tốt không?

Mặc dù một số loại nước vải thiều đóng chai vẫn có một hàm lượng vải nguyên chất. Tuy nhiên, hầu hết các loại nước đóng chai đều có các thành phần không tốt cho sức khỏe như: chất bảo quản, đường hóa học, chất tạo màu,…

Vì vậy, tiêu thụ các loại nước vải đóng chai khiến cơ thể của bạn đối mặt với các nguy cơ về đường trong máu, cân nặng, vấn đề về răng miệng,…

Tốt nhất, bạn nên làm nước ép vải thiều uống tại nhà để tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình theo những cách mà Tiến Sĩ Nước đã chia sẻ đến bạn ở phần trên.

5. Một số lưu ý khi làm nước ép vải thiều

Để làm nước ép vải thiều ngon thì điều quan trọng hàng đầu là chọn được nguyên liệu tươi ngon. Đây là một số mẹo giúp bạn nhận biết những quả vải tươi ngon:

  • Quả vải to đều nhau từ đầu đến cuống, gai vải nhẵn.
  • Khi dùng tay sờ vào quả có độ đàn hồi, hơi mềm nhưng săn chắc.
  • Màu vải tươi, sáng, đỏ đều.
  • Lá vẫn còn xanh, không dễ rơi rụng, cành không bị khô.
  • Khi ngửi sẽ cảm nhận có một mùi thơm nhẹ đặc trưng.
  • Khi bóc vỏ ra thì phần cuống không bị thâm, có màu trắng.
  • Vỏ tương đối dễ lột, không quá khô.
  • Cùi vải mềm, mọng nước, màu trắng trong.
  • Hạt vải nhỏ.

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe mà nước ép vải thiều mang lại, phải phủ nhận rằng nó an toàn tuyệt đối với tất cả mọi người.

Vì vậy, bạn nên tiêu thụ vải thiều vừa phải từ 5-8 quả vải mỗi ngày, không nên sử dụng liên tục ngày qua ngày vì dễ khiến cơ thể bị nóng.

Tiến Sĩ Nước hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn làm nước ép vải thiều thơm ngon tại nhà nhanh chóng.

Việc bổ sung nước ép vải thiều vào chế độ ăn uống lành mạnh của bạn là điều cần thiết và đừng quên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để duy trì sức khỏe bạn nhé.

> Tham khảo:

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *