Nhiều người cho rằng huyết áp thấp sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe như tình trạng huyết áp cao. Điều này liệu có đúng không? Bài viết sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật mọi thắc mắc liên quan đến hiện tượng này và một số công thức pha chế nước ép cho người huyết áp thấp.
Mục lục
Tổng quan về huyết áp thấp
Tình trạng huyết áp thấp khi không được kiểm soát sẽ mang tới nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, đột quỵ. Nhưng nhiều người vẫn chưa đủ kiến thức phòng tránh và không biết huyết áp thấp nên ăn trái cây gì. Bài viết sẽ cho bạn tổng quan về huyết áp thấp, định nghĩa, nguyên nhân và công thức làm một số nước ép cho người huyết áp thấp.
1. Huyết áp thấp là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ đến với khái niệm huyết áp, chỉ số huyết áp được tính ra nhờ đo áp lực động mạch khi nó nghỉ ngơi và hoạt động trong mỗi nhịp tim. Tình trạng huyết áp thấp được xem là một bệnh lý về tim mạch.
Bạn được xác định huyết áp thấp khi chỉ số < 90/60 mmHg, tâm khu sẽ < 90 hay tâm trương <60. Bạn có thể dùng một số loại nước ép cho người huyết áp thấp để cải thiện tình trạng này.
Một số định nghĩa:
- Huyết áp tâm trương: Là chỉ số chỉ mức huyết áp thấp nhất của mạch máu giữa các lần tim co bóp.
- Áp suất tâm trương: Chỉ số này bình thường dao động từ 60 – 80mmHg. Nó là kết quả của áp lực động mạch khi nghỉ ngơi giữa các nhịp đập
Ngoài việc tránh một số thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới huyết áp, việc bổ sung thêm trái, cây rau củ cũng sẽ giúp tăng đường huyết, rất tốt đối với người bị huyết áp thấp. Bạn có thể uống nước ép cho người huyết áp thấp cũng là một phương pháp điều trị.
2. Lý do dẫn đến tình trạng huyết áp thấp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh huyết áp thấp như mất nước, rối loạn chức năng trong cơ thể. Để có thể chữa trị và giảm nhẹ các biến chứng thì bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh.
Theo các cuộc nghiên cứu của đại học Phần Lan, có thể phân nhóm các nguyên nhân đó như sau:
- Huyết áp sinh lý: Yếu tố di truyền hay do sống trên vùng núi.
- Huyết áp bệnh lý: Chức năng suy giảm ở các cơ quan thận, tim và hoạt động kém hiệu quả ở tuyến giáp, hệ thống thần kinh thực vật.
- Nguyên nhân khách quan: Thói quen sinh hoạt như tư thế làm việc, sự căng thẳng, thực phẩm.
3. Triệu chứng, dấu hiệu khi bị huyết áp thấp
Triệu chứng của huyết áp thấp rất khó phát hiện, dễ nhầm với một số bệnh khác. Chỉ khi bệnh nặng hơn thì các dấu hiệu mới trở nên rõ ràng hơn:
Một số dấu hiệu nhẹ:
- Choáng váng, chóng mặt
- Đột nhiên mắt bị mờ
- Ngất xỉu
- Mệt mỏi và thiếu tập trung
Huyết áp thấp kéo dài có thể dẫn tới một số tình trạng nguy hiểm:
- Suy giảm trí nhớ
- Da nhợt nhạt
- Mạch đập trở nên yếu hơn
- Đột quỵ
8 loại nước ép dành cho người huyết áp thấp
Huyết áp thấp nên uống gì? Để cải thiện tình trạng huyết áp thấp thì bạn phải giữ được thói quen sinh hoạt, chế độ sinh dưỡng phù hợp.
Thường thì các hoa quả ngọt sẽ có lợi cho người huyết áp thấp. Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bao gồm 8 loại nước ép cho người huyết áp thấp.
1. Nước ép dứa
Đồ uống đầu tiên trong danh sách nước ép cho người huyết áp thấp là nước dứa.
Nguyên liệu (1 người)
- Dứa: 1 trái
- Mật ong: 2 thìa cafe
- Nước cốt chanh: ½ trái
Cách làm:
- Dứa gọt sạch phần vỏ và mắt, cắt nhỏ.
- Cho dứa vào máy ép, nước ép được thêm nước cốt chanh cùng mật ong.
Lợi ích của nước ép dứa
Nghiên cứu cho thấy enzyme bromelain trong dứa rất tốt cho tim mạch. Một ly nước ép dứa sẽ bổ sung 1mg Na, 195mg K là 2 hợp chất quan trọng giúp ổn định huyết áp.
2. Nước ép củ cải đường
Nguyên liệu (Phần cho 1 người)
- Củ cải đường: 2 củ
- Nước cốt chanh: ½ trái
Hướng dẫn pha chế:
- Củ cải ngâm trong nước khoảng 2p sau đó dùng bàn chải lông mịn để loại bỏ chất bẩn bám trên vỏ.
- Cho củ cải vào máy ép chậm, nước ép sau đó thêm chanh thì có thể dùng ngay.
Nước ép củ cải đường vẫn được dân gian sử dụng như bài thuốc chữa huyết áp thấp. Mỗi ngày dùng 1-2 cốc nước ép cho người huyết áp thấp này sẽ điều trị căn bệnh hiệu quả.
3. Nước chanh
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Chanh: 2 trái
- Mật ong: 2 thìa cà phê
- Gừng tươi: 1 nhánh
Cách làm
- Chanh bổ đôi, vắt nước.
- Gừng rửa sạch, ép hay xay nhỏ để lấy nước.
- Chuẩn bị 200ml nước ấm, thêm nước chanh, gừng, mật ong rồi khuấy đều.
Nước chanh là loại nước ép cho người huyết áp thấp, thích hợp dùng vào buổi sáng, khi trời lạnh hay người vừa mắc mưa. Chất chống oxy hóa trong chanh giúp lưu thông máu, ổn định huyết áp.
4. Nước ép táo
Nguyên liệu:
- Táo: 2 quả
- Nước cốt chanh: ½ trái
Hướng dẫn làm:
- Chọn mua táo: nên chọn mua tại các cửa hàng uy tín, được chứng nhận đảm bảo hữu cơ.
- Táo rửa sạch, loại bỏ cuống, bổ nhỏ và cho vào máy ép.
- Thêm mật ong và nước cốt chanh.
Nước ép táo bổ sung nhiều năng lượng, vitamin và folate giúp máu dễ dàng lưu thông. Đây sẽ nước ép cho người huyết áp thấp đặc biệt được các bác sĩ đề cử.
5. Nước ép gừng tươi
Nguyên liệu:
- Táo: ½ trái
- Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ
- Nghệ tươi: 1 nhánh nhỏ
Hướng dẫn pha chế:
- Rửa sạch các nguyên liệu. Táo loại bỏ phần cuống và bổ làm 4 phần.
- Cho gừng, nghệ, táo và tiến hành ép.
Gừng rất được yêu thích trong y học cổ truyền. Nó có vị cay, tính ấm, khử hàn. Công thức nước ép dành cho người huyết áp thấp với gừng, táo, nghệ giúp tăng tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể.
Các triệu chứng của huyết áp thấp như hoa mắt, choáng váng, tay chân bị lạnh sẽ được cải thiện khi dùng nước ép mỗi ngày. Tuy nhiên, gừng và nghệ đều có tính nóng, bạn chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải.
6. Nước ép lựu
Nguyên liệu:
- Lựu: 3 trái
Cách làm:
- Lọc để lấy hạt lựu
- Cho lựu vào máy ép chậm, thêm đá hoặc cho vào tủ mát nếu thích dùng lạnh.
Thiếu máu là nguyên nhân phổ biến dẫn tới huyết áp thấp. Thành phần lựu chứa nhiều chất bổ sung máu rất tốt. Dùng nước ép lựu có thể cải thiện được thể trạng của người huyết áp thấp. Nên dùng nước lựu sau bữa sáng là tốt nhất.
7. Nước ép cà rốt
Nguyên liệu:
- Cà rốt: 2 củ
- Mật ong: 1 thìa cafe
Cách làm:
- Cà rốt rửa sạch, bỏ phần cuống, cắt nhỏ.
- Cho cà rốt vào máy để ép, ép xong thì khuấy thêm mật ong để ngon hơn.
Đây là nước ép dành cho người huyết áp thấp không thể bỏ qua. Uống nước thường xuyên sẽ làm tăng tuần hoàn máu và giữ huyết áp luôn ổn định.
8. Các loại trà
Một số loại trà khi uống sẽ có tác dụng tăng huyết áp tự nhiên. Nếu bị huyết áp thấp thì bạn có thể sử dụng 4 loại trà sau để cải thiện tình trạng tụt huyết áp:
- Trà gừng
- Trà hoa tam thất
- Trà giảo cổ lam
- Trà linh chi nhân sâm
Người bị huyết áp thấp cần uống thuốc để duy trì huyết áp. Nên lưu ý cẩn thận khi uống thuốc kết hợp với dùng trà bởi vì đôi khi sự kết hợp này có thể làm tình trạng tệ hơn.
Theo thông tin của bộ y tế Nhật, dùng trà xanh với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, đặc biệt là thuốc Nadolol.
Điều gì xảy ra nếu người huyết áp thấp dùng nước ép thường xuyên
Nếu thường xuyên dùng nước ép cho người huyết áp thấp sẽ tạo ra những chuyển biến gì cho thể. Hãy cùng bài viết tìm hiểu nào!
Giảm cân cùng nước ép với người huyết áp thấp
Việc chỉ sử dụng nước ép để ăn kiêng thì bạn sẽ cảm thấy mau đói hơn bình thường. Thực phẩm giàu chất xơ cùng protein sẽ làm bạn cảm thấy no lâu, giảm đi cơn thèm ăn. Nếu nước ép chứa ít protein và chất xơ thì người có tiền sử mắc huyết áp thấp cần bổ sung chúng bằng một số loại thực phẩm khác.
Giảm hàm lượng calo hấp thụ
Người đang bị huyết áp thấp nhưng muốn giảm cân thì cần duy trì giảm lượng calo hợp lý. Khảo sát cho thấy dùng nước ép cho người huyết áp thấp sẽ giúp giảm cân nhanh hơn.
Bạn cũng cần lưu ý, nếu cơ thể hấp thụ một lượng calo lớn trở lại thì cơ thể sẽ dễ dàng “quay đầu” trở về cân nặng lúc trước.
Trao đổi chất trong cơ thể
Nếu bạn thắc mắc tại sao nước ép cho người huyết áp thấp có thể giảm cân thì điều này liên quan tới quá trình trao đổi chất. Lượng calo giảm đi hằng ngày do chế độ ăn sẽ tác động tới quá trình trao đổi chất diễn ra mỗi ngày.
Nghiên cứu của một số chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, hạn chế hấp thụ calo sẽ đồng nghĩa với việc giảm sự trao đổi chất trong 1 ngày. Cơ chế của việc giảm cân liên quan rất lớn tới việc giảm đi calo, nhưng nếu hao hụt đi một lượng lớn calo đôi khi sẽ làm gây ra một số tác dụng phụ.
Danh sách các thực phẩm dành cho những ai huyết áp thấp
Ngoài cách dùng nước ép dành cho người huyết áp thấp, bán có thể sử dụng thêm các thực phẩm giàu các chất như:
- Chất sắt
- Vitamin B12
- Folate
Dưới đây là 6 thực phẩm mà bạn có thể tham khảo thêm vào thực đơn hằng ngày:
1. Trứng
Trứng luôn là thực phẩm trong nhóm có giá trị dinh dưỡng cao, là nguyên liệu để trong nhiều món ăn ngon.
Trứng mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị huyết áp thấp nhờ có vitamin B12. Nó giúp kích thích sản xuất tế bào hồng cầu, hoạt động của hệ thần kinh.
2. Thịt bò
Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng dành cho những ai ốm yếu, huyết áp thấp. Trong thành phần thịt chứa nhiều sắt, vitamin B12 giúp giảm tình trạng thiếu máu, tăng số lượng hồng cầu.
3. Sữa hạnh nhân, đậu nành
Ngoài 8 loại nước ép cho người huyết áp thấp kể trên, bạn cũng có thể thử dùng sữa đậu nành và hạnh nhân. Sữa đậu nành cung cấp nhiều vitamin B12, nó còn phù hợp dành cho những ai ăn chay.
Ngoài sữa đậu nành thì bạn có thể chọn sữa hạnh nhân, nó sẽ bao gồm axit béo Omega 3 giúp hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu.
4. Cà phê và trà
Tuy đây 2 loại đồ uống chứa các chất kích thích nhưng caffeine, theine có thể nhanh chóng làm tăng huyết áp của bạn. Nên hạn chế sử dụng vì chúng chứa chất lợi tiểu, sẽ làm cơ thể bị mất nước.
5. Ô liu
Trái ô liu và dầu thực vật làm từ ô liu có giá trị dinh dưỡng rất cao.Đặc biệt ô liu đen chứa nhiều sắt, dùng để tăng huyết áp rất tốt.
6. Gan
Gan chứa vitamin và chất khoáng giúp giảm tình trạng thiếu máu và ổn định huyết áp. Các món ăn chứa gan sẽ bổ sung 860% vitamin A cần mỗi ngày, nó giúp cải thiện thị lực, tim mạch và thận của bạn. Folate và sắt trong gan sẽ là thành phần giúp tăng huyết áp.
Một số thực phẩm tránh dùng cho người huyết áp thấp
Ngoài việc sử dụng các thực phẩm và nước ép cho người huyết áp thấp, bạn cũng cần tránh một số thứ dưới đây để có một huyết áp ổn định.
1. Rượu bia
Đứng đầu danh sách sẽ là rượu bia, chất cồn sẽ gây kích thích và hầu như sẽ gây hại đến cơ thể. Có thể uống nhưng cần hạn chế không uống nhiều hay lạm dụng chúng. Người huyết áp thấp khi uống rượu bia sẽ xảy ra tình trạng mất nước, mất cân bằng huyết áp và đôi khi là đột quỵ.
2. Táo mèo
Táo mèo là trái cây tốt nhưng không phù hợp cho người mắc huyết áp thấp. Dùng táo mèo ở bệnh nhân sẽ làm giãn mạch ngoại vị, chính vì thế bạn nên cân nhắc trước khi ăn nhé.
3. Sữa ong chúa
Sữa ong chúa là thực phẩm vô cùng bổ, nhưng nó không hề thích dùng cho người bị huyết áp thấp. Insulin trong sữa sẽ làm giãn động mạch, tăng đường huyết nhanh chóng.
4. Mướp đắng
Mướp đắng là chọn không đúng đắn dành cho bệnh nhân huyết áp thấp. Khi sử dụng thì khổ qua làm giãn mạch máu, tụt huyết áp dẫn tới hoa mắt, chóng mặt.
Kế hoạch dinh dưỡng cho người huyết áp thấp
Ngoài việc dùng các loại thực phẩm và nước ép cho người huyết áp thấp, thì dưới đây là lịch trình dành cho những ai đang bị huyết áp thấp:
1. Chia nhỏ bữa ăn
Nếu ăn ít bữa sẽ khiến bạn phải tiêu hóa lượng lớn thức ăn một lúc, khiến cơ thể mệt mỏi và làm giảm huyết áp. Nên chia ra nhiều lần ăn và cách nhau một khoảng hợp lý sẽ làm giảm lượng đường trong máu.
2. Thực phẩm tăng huyết áp
Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu folate, vitamin B12, sắt sẽ vô cùng có lợi khi bị huyết áp thấp. Bạn có thể bổ sung chúng thông qua thức ăn hay nước ép dành cho người huyết áp thấp.
Nên đa dạng hóa thức đơn để tránh nhàm chán. Bạn có thể tham khảo thêm một số loại nước ép hay thực phẩm tốt cho người huyết áp thấp ở phần trên.
3. Ăn nhiều muối hơn
Trong muối có sodium giúp tăng huyết áp, chế độ ăn nhiều muối sẽ điều hòa ổn định huyết áp. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng để tránh ảnh hưởng tới thận. Có thể chọn mua các loại muối hồng vì nó rất tốt cho sức khỏe. Nên tìm mua muối hồng tại các cửa hàng hay tại các siêu thị để đảm bảo chất lượng.
4. Uống nhiều nước hơn
Với huyết áp thấp thì bạn cần uống đủ 2L nước mỗi ngày để tránh mất nước, tránh bị thiếu máu. Mất nước có thể dẫn tới nhiều triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu đối với bệnh nhân huyết áp thấp. Có thể uống bổ sung một số loại nước ép cho người huyết áp thấp.
Câu hỏi thường gặp của người huyết áp thấp
Huyết áp cao được rất nhiều người quan tâm vì mức độ nguy hiểm của nó, nhưng liệu huyết áp thấp có nguy hiểm không? Nếu bạn chưa hiểu về huyết áp thấp, hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin hữu ích thông qua các câu hỏi thường gặp này nhé!
1. Tình trạng huyết áp thấp gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Bất kỳ bệnh ký nào nếu không được quan tâm, điều trị đúng cách thì khi kéo dài lâu sẽ tạo ra những biến chứng tổn hại nghiêm trọng, thậm chí có thể là tử vong. Đặc biệt, người lớn tuổi cũng không nên quá chủ quan với bệnh này.
Nếu huyết áp đột ngột giảm thì sẽ có nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng. Ví dụ huyết áp tâm thu đang từ 120 giảm xuống 100, giảm 20mmHg sẽ gây ra tình trạng chóng mặt hay ngất xỉu vì máu không bơm đủ lên não. Nếu giảm hơn thế nữa sẽ gây ra đột quỵ, chết não, hệ quả để lại vô cùng nghiêm trọng.
2. Thực đơn nào dành cho người huyết áp thấp?
Ngoài bổ sung các loại nước ép cho người huyết áp thấp thì chế độ ăn cũng rất quan trọng. Bạn nên thêm vào các thực phẩm giàu sắt, folate, muối vào thực đơn của mình. Bữa ăn nên đa dạng và chia nhỏ thành nhiều bữa.
Có thể uống một chút trà, cà phê sau bữa sáng, đôi khi dùng chút rượu vang đỏ trong bữa tối cũng rất tốt cho tuần hoàn máu. Lưu ý cân nhắc khi dùng với đối tượng có tiền sử mắc các bệnh về đường ruột, đái tháo đường.
3. Người huyết áp thấp có thể dùng thực phẩm chức năng không?
Thực phẩm chức năng không nằm trong danh mục thuốc, nên sử dụng chúng sẽ không thể điều trị dứt điểm hay thay thế thuốc điều trị hạ huyết áp. Yếu tố bạn cần nhớ là thói quen lành mạnh, ăn uống hợp lý và giữ cho tinh thần luôn yêu đời, vui vẻ.
Trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để tránh những tác dụng phụ, rủi ro không đáng có.
4. Nước ép cần tây có tốt cho người bị cao huyết áp không?
Trong cần tây có hợp chất có thể làm giảm huyết áp, tuy nhiên điều này không thể khẳng định được người huyết áp không thể sử dụng nước ép cần tây.
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về vấn đề huyết áp nhưng vẫn muốn uống nước cần tây, bạn có thể dùng thử một lượng nhỏ trước để xem phản ứng của cơ thể. Nếu không cảm nhận được điều gì bất thường thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng uống nước ép cần tây với liều lượng thích hợp.
5. Người bị huyết áp thấp có nên giảm cân?
Có rất nhiều người mắc huyết áp băn khoăn về việc giảm cân, liệu họ có thể giảm cân mà vẫn giữ được sức khỏe hay không? Trên thực tế, 2 vấn đề huyết áp thấp và giảm cân hoàn toàn không liên quan tới nhau.
Bạn có thể giảm cân bình thường dù có bị huyết áp thấp. Nhưng vẫn nên lưu ý một số điểm và áp dụng chế độ giảm cân đặc biệt để phù hợp với thể trạng của bản thân.
Chế độ giảm cân đặc biệt dành cho người huyết áp thấp:
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (Có thể là từ 5-6 bữa). Mục đích là tránh tích mỡ và đốt cháy hiệu quả lượng calo.
- Ưu tiên trái cây, các loại nước cho người huyết áp thấp, có thể dùng thêm một lượng nhỏ cà phê và trà.
- Uống đủ 2L nước mỗi ngày, chia thành từng đợt uống nhỏ.
- Nên chọn những loại trái cây ngọt vừa, không quá chua.
Chế độ tập đặc biệt:
- Nếu tiêu hao khoảng 300-500 kcal thì bạn có thể hoàn toàn giảm cân. Điều này tương đương với đi bộ đúng kỹ thuật từ 40-60p.
- Với những ai bị huyết áp thấp, nên chọn các bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, cầu lông, yoga, thể dục nhịp điệu.
- Sau bữa ăn, nên đi bộ hay vận động nhẹ khoảng 15p, tránh ngồi hoặc nằm sau khi ăn. Vận động sẽ kích thích quá trình tiêu hóa, đốt cháy calo nhanh hơn.
- Người huyết áp thấp cũng không nên tập luyện trong thời gian dài. Nên chia thành các đợt tập nhỏ với thời lượng từ 10-20p/lần.
Đừng quá coi thường và chủ quan nếu gặp phải tình trạng huyết áp thấp. Nếu tình trạng kéo dài, nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và sức khỏe của bạn. Hãy thêm vào thực đơn các loại thực phẩm, nước ép cho người huyết áp thấp. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng huyết áp thấp.