Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả lê thuộc nhóm các thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Thật đáng tiếc nếu bạn chỉ dùng lê để tráng miệng sau khi ăn. Trong bài viết này, Tiến Sĩ Nước sẽ giới thiệu nước ép lê có tác dụng gì và 10 công thức mix nước ép lê chuẩn nhà hàng mà bạn có thể làm ngay tại nhà.
Mục lục
Nước ép lê có tác dụng gì bạn đã biết chưa?
Lê là loại trái cây được nhiều người yêu thích vì phần thịt giòn, ngọt, chứa nhiều nước rất phù hợp để ăn tráng miệng. Thông thường, lê sẽ được sử dụng bằng cách cắt miếng và ăn trực tiếp.
Theo y học cổ truyền, quả lê có tính mát, vị ngọt thanh và chua nhẹ (tùy giống). Vì vậy, lê có tác dụng thanh nhiệt, nhuận trường, tiêu độc, chống táo bón. Đồng thời, ăn lê thường xuyên còn giúp tiêu đờm, giảm ho do viêm phổi.
Trong các phân tích dinh dưỡng, một quả lê trung bình 100gr chứa các thành phần như:
- 86gr nước
- 2,9gr chứa chất béo, protein, carbohydrate và chất xơ
- 27,5mg các chất canxi, phốt pho, sắt.
- Các vitamin như C, K, PP, nhóm B, beta caroten, riboflavin,…
- 1mg axit folic
Như vậy, so với các loại thức ăn từ thực vật thì quả lê chứa khá nhiều chất xơ. Điều này rất tốt cho việc tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Sau khi hiểu được thành phần của quả lê chúng ta sẽ tìm hiểu những công dụng mà nước ép lê mang lại.
>>> Xem thêm: 24 loại công thức detox giúp giảm cân nhanh trong 7 ngày hiệu quả
Bù nước và thêm điện giải
Nước là thành phần chính cấu tạo nên quả lê, chiếm tới 80%. Trong nước lê ép, người ta còn tìm thấy các chất điện giải. Vì vậy, việc uống nước ép lê không chỉ giúp giải khát mà còn cũng cấp hàm lượng điện giải quan trọng giúp cơ thể tái tạo và phục hồi cơ bắp tốt hơn.
Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng trả lời câu hỏi nước ép lê có tác dụng gì – nước lê có thể làm hạn chế các tình trạng như buồn nôn, chóng mặt, chuột rút do mất nước gây ra.
Nguồn cung vitamin dồi dào và thân thiện
Vitamin rất quan trọng đối với việc duy trì sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Quan trọng hơn, việc hấp thụ vitamin trong thực phẩm diễn ra tốt hơn và nhanh hơn thay vì sử dụng viên uống hay thực phẩm chức năng.
Trong quả lê còn có sự “góp mặt” của nhiều loại vitamin như A, B2, B3, B6, C và K. Hàm lượng vitamin C cao có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi mệt mỏi, suy nhược, ổn định trao đổi chất, góp phần sửa chữa và ngăn chặn các tế bào đột biến.
Giàu chất xơ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong quả lê rất có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột. Ngoài ra, chất xơ còn giúp cải thiện tình trạng táo bón mà nhiều người mắc phải do thói quen ăn uống không lành mạnh.
Một điều lưu ý khác, bạn nên rửa sạch và sử dụng cả vỏ quả lê vì chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất.
Nước ép lê giảm cân và hạn chế cảm giác thèm ăn
Lê là một thực phẩm hoàn hảo cho các chị em dùng để giảm cân. Sự kết hợp giữa “lượng calo thấp + nhiều nước + nhiều chất xơ” cho ra một công thức thực phẩm hoàn hảo phục vụ việc giảm cân. Tạo cảm giác no lâu, ít bị đói và hạn chế lượng thực phẩm nạp vào.
Một nghiên cứu trong 10 tuần ở những phụ nữ trưởng thành cho thấy, việc bổ sung 3 quả lê mỗi ngày giúp họ giảm 0,84kg mà không cảm thấy mệt mỏi hay chống đối.
Tác dụng tiêu đờm giảm ho
Trong Bản Thảo Huyền Tông có viết, quả lên tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận táo cho phụ phủ, còn khi kết hợp với các vị thuốc nấu chín thì giúp bổ âm ngũ tạng, trị ho, tiêu đờm.
Một số bài thuốc dân gian thường được dùng để trị ho rất hay như lê hấp đường phèn, lê chưng gừng và mật ong, hoặc lê ép lấy nước uống trực tiếp cũng rất hiệu quả.
Chống viêm nhiễm hiệu quả
Quê lê chứa chất chống oxy hóa flavonoid có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm, làm giảm cảm giác đau và viêm do bệnh xương khớp gây ra. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin K trong nước ép lê còn có khả năng chống đông máu, giúp vết thương mau lành hơn.
Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Nhắc đến tăng sức đề kháng không thể bỏ qua vitamin C. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng việc bổ sung vitamin C thường xuyên là chìa khóa để duy trì và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh vitamin C, trong nước ép lê còn có các khoáng chất góp phần tăng cường hệ miễn dịch như canxi, folate, magie, đồng và mangan. Tuy nhiên, cần sử dụng nước ép lê thường xuyên và đúng cách để đảm bảo đạt hiệu quả tăng sức đề kháng tối đa.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hàm lượng chất xơ pectin và chất chống oxy hóa procyanidin có trong quả lê có khả năng làm giảm cholesterol xấu, hỗ trợ lưu thông máu huyết trong động mạch tốt hơn. từ đó làm giảm nguy cơ mắc cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu đặc biệt kéo dài 10 năm với quy mô 20.000 người tham gia đã xác định, việc ăn trái cây thịt trắng hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ xuống chỉ còn 9%.
Đào thải độc tố gây ung thư
Sau khi ăn các thực phẩm chứa axit như thức ăn nhanh, đồ nướng, bánh ngọt,… cơ thể sẽ tích tụ một số độc tố không thể đào thải được. Việc uống một ly nước lê ấm sẽ hỗ trợ đào thải độc tố trong đó có cả những chất cực độc dẫn đến căn bệnh ung thư như polycyclic aromatic hydrocarbons.
Ngoài ra, quả lê chứa nhiều chất xơ và các vi lượng khoáng chất có khả năng thúc đẩy bài tiết, đào thải độc tố và phòng chống táo bón hiệu quả.
Chứa chất chống oxy hóa mạnh
Nhiều nghiên cứu cho rằng, uống nước ép lê có thể phòng chống lại việc các gốc tự do “làm loạn” trong cơ thể.
Các chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, Catechin, Quercetin, Flavonoid, Beta-carotene và Epicatechin trong lê có thể vô hiệu hóa tác động của gốc tự do – nguyên nhân dẫn đến lão hóa nhanh và các căn bệnh mãn tính nguy hiểm.
Việc tìm kiếm và tiêu diệt gốc tự do sẽ ngăn chặn được việc chúng kết hợp và gây đột biến ở các tế bào. Tuy nhiên, công dụng này vẫn cần được nghiên cứu chuyên sâu trên quy mô rộng.
Ngăn ngừa và phòng chống loãng xương ở người cao tuổi
Trong nước ép lê, các chuyên gia tìm thấy các khoáng chất rất có lợi cho sự phát triển của xương, bao gồm: canxi, photpho, magie, sắt. Các chất này giữ vai trò duy trì và thúc đẩy mật độ khoáng xương của cơ thể.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa cũng hỗ trợ cơ thể năng cao sức khỏe xương khớp. Vì vậy, nếu gia đình bạn có người lớn tuổi hãy khuyến khích họ bổ sung nước ép lê vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nhé.
Thúc đẩy hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn
Có nhiều lý do ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Trong đó, hệ đường ruột không “sạch sẽ” là một trong những nguyên nhân phổ biến cản trở việc hấp thu dưỡng chất.
Nước ép lê có công dụng làm sạch đường ruột, chống viêm, cân bằng hệ sinh đường ruột. Từ đó giúp đường ruột khỏe mạnh để tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Hạn chế gặp các triệu chứng ợ chua, đầy hơi, táo bón.
Giúp vết thương nhanh hồi phục
Như đã chia sẻ, thành phần giàu vitamin K có trong nước ép lê đóng vai trò là một chất đông máu hiệu quả với cơ thể.
Nếu nạp đầy đủ vitamin K, cơ thể bạn sẽ tự chữa lành vết thương nhanh chóng, hạn chế viêm nhiễm. Nếu thiếu vitamin này, bạn rất dễ gặp các nguy cơ bị chảy máu răng, máu mũi và kinh nguyệt ra nhiều hơn.
Phòng chống tiểu đường
Lê là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao nên khi ăn lê cơ thể sẽ không bị tăng đường đột ngột như các loại thực phẩm khác. Nhờ vậy mà có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, chất flavonoid trong quả lê còn có khả năng cải thiện insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Nuôi dưỡng làn da tươi trẻ
Một làn da đẹp là một làn da khỏe từ bên trong chứ không chỉ là đẹp nhờ vào các mỹ phẩm bên ngoài. Sử dụng các thực phẩm tự nhiên là một bí quyết làm đẹp “cao cấp” để nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp.
Nhờ vào thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mà nước lê ép có thể giúp bạn ngăn chặn lão hóa da, giảm nốt mụn sưng viêm và hạn chế chảy xệ da mặt.
Hướng dẫn sơ chế và làm nước ép lê nguyên chất
Vào những ngày thời tiết khó chịu, bạn có thể thử công thức làm nước ép lê nguyên chất để chiêu đãi bản thân, giải phóng tâm hồn khỏi không gian oi ả xung quanh. Cách làm rất đơn giản, cùng theo chân Tiến Sĩ Nước nào!
Sơ chế lê sao cho không bị thâm
Lê sau khi gọt để ngoài không khí một thời gian sẽ dễ bị thâm, trông khá mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng lê bởi vì đây là cơ chế chống vi khuẩn và nấm tự nhiên. Bạn sẽ thấy hiện tượng này ở các loại trái cây như táo, ổi, xoài,…
Thực hiện những bước sau để lê không bị thâm sau khi gọt vỏ:
- Rửa sạch lê dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn
- Cắt bỏ cuống và tách phần hạt (giữ nguyên vỏ), sau đó cắt thành từng miếng nhỏ
- Chuẩn bị một bát nước muỗi pha loãng và một ít đá viên rồi cho lê vào ngâm.
Chỉ cần vài bước như vậy thôi bạn đã có thể giữ cho lê không bị thâm và không ảnh hưởng đến màu sắc của nước ép lê.
Cách làm nước ép siêu dễ
Làm nước ép lê nguyên chất bạn không cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu, chỉ cần lê và dụng cụ ép hoặc xay là đủ. Tiếp theo, bạn cho lê vào máy ép và lấy nước cốt.
Pha chế nước ép lê như nhà hàng
Nếu bạn muốn có một ly nước ép lê nguyên chất theo chuẩn của các bartender thì chỉ cần thêm một vài nguyên liệu như 10ml nước đường, 20ml mật ong và đá viên. Sau đó trộn nguyên liệu với 100ml nước lê vừa ép là đã xong thành phẩm nước lê chuẩn vị nhà hàng.
Cách làm nước ép lê mix thơm ngon bổ dưỡng
Nếu bạn chỉ sử dụng lê để ăn trực tiếp thì mới chỉ thưởng thức được 1 phần hương vị của loại trái cây này thôi. Những công thức nước ép lê mix dưới đây sẽ cho bạn thấy trái lê không chỉ là 1 loại trái cây mà còn là một nguyên liệu pha chế đẳng cấp.
Nước ép lê táo cho ngày hè dễ chịu
Táo và lê là 2 loại quả có mùi vị và đặc tính khá tương đồng với nhau, nên trong một số công thức bạn có thể thay thế táo bằng lê. Nước ép lê táo có mùi vị nhẹ nhàng, vị ngọt thanh, bạn không cần bỏ thêm đường.
Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Táo: 1 quả
- Chanh: ½ quả
Cách sơ chế và làm nước ép:
- Sơ chế kỹ phần vỏ bên ngoài của lê và táo, vì phần này chứa nhiều chất dinh dưỡng nên được giữ lại khi ép. Sau khi rửa sạch, bạn cắt nguyên liệu thành miếng nhỏ, bỏ cuống và hạt. Tiếp theo, ngâm nguyên liệu vào bát nước muối pha loãng để tránh thị thâm.
- Lần lượt cho táo và lê vào máy ép lấy nước
- Hòa thêm một chút nước cốt chanh vào nước ép lê táo để tăng hương vị và bảo quản lâu hơn.
Nước ép lê ổi bổ sung vitamin C
Nước ép từ ổi và lê đem lại cho chúng ta một công thức nước uống với hương thơm khá dễ chịu và gây lưu luyến. Bên cạnh đó, thành phần vitamin C trong ổi còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các mầm bệnh hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Ổi: 1 quả
- Chanh: ½ quả
Cách sơ chế và làm nước ép:
- Sơ chế ổi và lê tương tự như cách trên. Tập trung vào rửa sạch phần bụi bẩn ở lớp vỏ lê và ổi. Sau đó tách bỏ hạt và cuống trước khi cho vào máy ép. Lưu ý giữ phần vỏ vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- Để thuận tiện cho việc vệ sinh máy, bạn cho lê vào ép trước sau đó ép ổi sau.
- Hòa thêm một chút nước cốt chanh để thưởng thức trọn hương vị mùa hè tuyệt vời nhé.
Nước ép lê dứa (thơm) cho ngày đầy năng lượng
Một ly nước ép lê dứa với vị ngọt thanh xen lẫn một chút chua còn vương lại trên đầu lưỡi. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và sức sống để bắt đầu chinh phục những mục tiêu mới.
Nguyên liệu:
- Lê: 2 quả
- Dứa: 1 quả chín vừa
- Chanh: ½ quả
Cách sơ chế và làm nước ép:
- Lê sơ chế như cách ở trên để không bị thâm. Lưu ý rửa kỹ phần vỏ và ngâm lê đã gọt vào bát nước muối pha loãng. Sau đó, cắt gọt thơm thành từng miếng nhỏ vừa ép. Còn chanh thì vắt nhẹ lấy nước cốt.
- Lần lượt cho lê và thơm vào máy ép
- Cho thành phẩm nước ép ra ly thủy tinh và thêm vài giọt nước cốt chanh là hoàn thành.
Nước ép lê cà rốt
Nước ép từ lê và cà rốt có màu nổi bật với sắc cam đặc trưng của cà rốt. Công thức này có vị khá đặc biệt, bạn nên thử xem để biết đây có phải là “món tủ” của mình không nhé!
Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Cà rốt: 2 củ
- Chanh: ½ quả
Cách sơ chế và làm nước ép:
- Lê sơ chế như những cách thức đã hướng dẫn ở trên. Riêng phần cà rốt, bạn dùng bàn chải thực phẩm để chà sạch phần đất cát trên vỏ. Sau đó cắt miếng mỏng vừa ép.
- Lần lượt ép lê trước và ép cà rốt sau
- Cho thành phẩm nước ép ra ly để trang trí, sau đó đừng quên một chút nước cốt chanh.
Nước ép lê dưa hấu thanh mát
Nước ép từ lê và dưa hấu đem đến loại thức uống có hương vị nhẹ nhàng, ngọt thanh và một chút ấm nồng của gừng. Bạn không cần thêm đường vào công thức này vì lê và dưa hấu đã chứa một lượng đường tự nhiên.
Nguyên liệu:
- Lê: 2 quả
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Dưa hấu: 100gr
Cách sơ chế và làm nước ép:
- Lê mua về rửa cho thật sạch phần vỏ, sau đó cắt bỏ cuống và hạt trước khi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ép.
- Dưa hấu sơ chế khá đơn giản, bạn rửa sạch với nước và gọt bỏ phần vỏ, cắt thịt dưa hấu thành hạt lựu chuẩn bị cho vào máy ép.
- Rừng rửa sạch và cạo bỏ phần vỏ bên ngoài rồi đem cắt lát mỏng.
- Công đoạn chính cho 3 nguyên liệu vào máy ép cùng một lúc
- Đổ nước đã ép ra ly, cho thêm vài viên đá lạnh và thưởng thức ngay thôi.
Nước ép lê củ năng
Củ năng là nguyên liệu quen thuộc trong chế biến trà sữa hay chè. Tuy nhiên, nguyên liệu này cũng có thể làm nên một món nước ép thơm ngon và bổ dưỡng. Cùng bắt tay vào làm thôi nào!
Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Củ năng: 5 trái
- Đá viên
- Đường hoặc nước đường
Cách sơ chế và làm nước ép:
- Củ năng sau khi mua về, bạn rửa sơ và ngâm với nước muối pha loãng trong 20 phút để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất bám trên vỏ. Tiếp theo bỏ vỏ và gọt nhỏ phần thịt củ năng.
- Về phần quả lê vẫn sơ chế như những cách trên, bạn có thể giữ vỏ hoặc bỏ vỏ đều được. Thịt lê cắt nhỏ như các loại thạch.
- Sau đó bạn chia nguyên liệu thành 2 phần, 1 phần để ép và 1 phần để hòa vào nước ép để ăn kèm.
- Thêm đá và đường để kích thích hương vị hơn.
Nước ép lê gừng và cần tây chống viêm hiệu quả
Các thành phần trong ly nước ép này có đặc tính kháng viêm tốt, ngoài ra còn có khả năng bù điện giải do luyện tập, làm việc dưới trời nắng khiến tiết nhiều mồ hôi.
Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Cần tây: 3 nhánh vừa
- Gừng: 5gr
Cách sơ chế và làm nước ép:
- Sơ chế lê kỹ lưỡng để có thể tận dụng dinh dưỡng ở vỏ lê. Tách bỏ hạt và cuống lê, sau đó cắt miếng nhỏ vừa ép.
- Cần tây rửa sạch đất cát bụi bẩn trước khi cắt thành từng khúc nhỏ.
- Cho lần lượt các nguyên liệu lê, cần tây và gừng vào máy ép lấy nước
- Thêm đường và đá vào công đoạn cuối cùng
Nước ép lê với rau bina, táo xanh phòng ngừa táo bón
Bộ 3 thực phẩm này sẽ cho ra một ly nước ép giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Uống nước ép lê, táo xanh và rau bina thường xuyên sẽ cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa, làm dịu axit dạ dày và chống táo bón hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Táo: 2 quả
- Lê: 2 quả
- Rau bina: 2 chén đầy
- Một ít lá bạc hà
Cách sơ chế và làm nước ép:
- Táo và lê làm sạch, sau đó cắt nhỏ như những công thức đã hướng dẫn ở trên.
- Rau bina mua về nhặt bỏ lá hư, sau đó rửa sạch và để ráo nước
- Cho lần nước táo, lê và rau bina vào ép lấy nước. Đừng quên thêm rừng để tạo vị ấm cho nước ép.
- Thêm đá và lá bạc hà để trang trí ly nước ép.
Nước lê ép với dưa chuột, cần tây hỗ trợ tim mạch
Cần tây rất nổi tiếng trong cộng đồng sống healthy, việc kết hợp thêm lê và dưa chuột sẽ làm tăng hương vị và công dụng của nước ép. Không chỉ cung cấp nước, chất điện giải mà các thành phần trong nguyên liệu còn có khả năng làm giảm huyết áp, tốt cho tim mạch.
Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả
- Dưa chuột: 1 quả
- Cần tây: 3 cọng
- Cải xoăn: 3 lá
Cách sơ chế và làm nước ép:
- Lê và dưa chuột rửa sạch, sau đó cắt miếng nhỏ vừa ép.
- Cần tây và cải xoăn rửa thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn và cắt thành từng khúc nhỏ
- Cho lần lượt 4 nguyên liệu vào để ép lấy nước
- Bạn có thể thêm đường và đá để dễ uống hơn.
Cách bảo quản nước ép lê không bị biến chất
Các chuyên gia khuyến khích nên uống nước ép lê ngay khi vừa mới ép, vì lúc đó các chất dinh dưỡng đang ở trạng thái tốt nhất về hương vị lẫn công dụng.
Nếu muốn bảo quản thêm một thời gian, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo nước ép không bị biến chất, đổi vị.
- Trữ lạnh: Bảo quản nước ép trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 5 độ C.
- Dụng cụ đựng: Nên chọn bình, chai thủy tinh hay các bình chứa thân thiện với thực phẩm để bảo quản nước ép tốt hơn.
- Đậy kín nắp: Rót nước nước ép thật đầy vào bình chứa và đậy kín nắp. Điều này giúp hạn chế khí oxy lọt vào bình và giảm tốc độ oxy hóa của thực phẩm.
- Thêm vài giọt nước cốt chanh vào nước ép là bí kíp để bảo quản nước ép lâu hơn và tốt hơn.
Lưu ý quan trọng khi dùng nước ép lê
Nước ép lê đã được chứng minh về công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn vẫn cần nắm rõ một vài thông tin trước khi bổ sung nước ép vào thực đơn hàng ngày.
Tránh lạm dụng
Các loại nước đều có những công dụng khác nhau, không có loại nước nào là “thần dược” và có thể thay thế hoàn toàn nước lọc.
Các chuyên gia khuyến khích bạn nên sử dụng linh hoạt các loại nước, tránh trường hợp chỉ uống nước ép thay nước lọc. Cụ thể, bạn có thể uống từ 1-2 ly nước ép lê mỗi tuần.
Không uống nước ép khi đói
Không chỉ nước lê ép mà bất cứ loại nước ép trái cây nào cũng nên tránh uống vào lúc bụng đói. Đặc biệt là các công thức nước ép có vị chua như cam, chanh, bưởi,… vì axit trong thực phẩm có thể khiến bạn bị đau dạ dày.
Thời điểm tốt nhất để dùng nước ép lê hay nước ép trái cây là sau bữa ăn sáng 30 phút. Không uống nước ép trước giờ ngủ sẽ gây tiểu đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Mẹo sơ chế lê không bị thâm đen
Lê sau khi gọt và tiếp xúc với không khí một thời gian sẽ xảy ra tình trạng bị thâm đen. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước lê, tuy nhiên sẽ gây mất thẩm mỹ và khiến màu nước ép không được đẹp mắt.
Để giải quyết điều này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước muối pha loãng và thêm một ít đá viên. Sau khi gọt lê thành từng miếng nhỏ, bạn cho lê vào bát nước muối trong 10-15 phút để tránh bị thâm.
Kết luận
Cách làm nước ép lê khá đơn giản, không những thế nước lê còn mang lại nhiều lợi ích cho làn da, cân nặng và làm tăng sức đề kháng toàn diện. Nếu bạn là người yêu thích trái cây thì còn chần chờ gì mà không bổ sung các công thức trên vào cẩm nang pha chế của mình.
Tiến Sĩ Nước hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin thú vị về quả lê. Đừng quên để lại comment và chia sẻ nếu thích bài viết nhé!
> Thông tin hữu ích:
- Top 15 loại nước ép tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng
- Top 20 loại nước giảm cân an toàn, nhanh chóng, tốt cho sức khỏe