sốt có nên uống nước cam

Sốt có nên uống nước cam không? Những lưu ý quan trọng

Rate this post

Nước cam từ lâu đã được biết đến với tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, nước cam giúp thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Dù vậy, người ốm sốt có nên uống nước cam không vẫn là trăn trở của không ít người? Cùng Tiến Sĩ Nước tìm hiểu những lưu ý uống nước cam khi bị sốt ngay dưới đây. 

Giải đáp mới nhất sốt có nên uống nước cam không
Giải đáp mới nhất sốt có nên uống nước cam không

Bị sốt có nên uống nước cam hay không?

Nhiều người thường thắc mắc sốt có nên uống nước cam? Câu trả lời là ! Nước cam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị sốt. Với hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào, nước cam không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Cụ thể, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g nước cam có chứa:

  • 34mg canxi
  • 23mg phốt pho
  • 0,4mg sắt
  • 40mg vitamin C
  • 30μg folat
  • 0.18μg vitamin E
  • 0,22mg kẽm
  • 8μg vitamin A
  • 29μg β-carotene
Sốt uống nước cam giúp tăng cường sức đề kháng
Sốt uống nước cam giúp tăng cường sức đề kháng

Nhờ bảng thành phần giàu chất dinh dưỡng, uống nước cam đều đặn không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt khi bị sốt, mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác như:  

Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhờ nước cam

Bạn đã biết khi sốt có nên uống nước cam không. Ngoài ra, nước cam giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch và hỗ trợ giảm viêm. Vitamin C giúp cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus có hại từ môi trường bên ngoài.

Uống nước cam thúc đẩy sản xuất collagen và cải thiện làn da

Vitamin C trong nước cam còn hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp duy trì làn da khỏe mạnh và tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây hại qua da. Ngoài ra, nó cũng góp phần đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch nhờ uống nước cam

Uống nước cam đều đặn giúp tăng cường chức năng hoạt động của các tế bào miễn dịch và thực bào, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Nước cam còn thúc đẩy sự phát triển và lưu thông của các tế bào lympho, loại tế bào miễn dịch quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể.

Uống nước cam thường xuyên giúp hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch
Uống nước cam thường xuyên giúp hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch

Bị sốt có nên uống nước cam? Nước cam giúp giảm triệu chứng cảm lạnh

Cảm lạnh hay sốt có nên uống nước cam? Một số nghiên cứu cho thấy vitamin C trong nước cam có thể làm giảm triệu chứng của cảm lạnh và sốt thông thường. Mặc dù không trực tiếp chữa trị cảm lạnh, nhưng uống nước cam có thể giúp rút ngắn thời gian bị bệnh cũng như làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Nước cam hỗ trợ trong điều trị các bệnh hô hấp nghiêm trọng

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng vitamin C liều cao hoặc tiêm qua tĩnh mạch có thể giúp giảm triệu chứng viêm phổi do virus cúm hoặc các bệnh hô hấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C ở liều cao cần được cân nhắc kỹ lưỡng, vì tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, và đau dạ dày.

Các lưu ý cần biết khi uống nước cam 

Bài viết đã giải đáp câu hỏi “sốt có nên uống nước cam không?”. Mặc dù uống nước cam tăng sức đề kháng và tốt cho người thể trạng yếu, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý nhưng vấn đề sau đây:

Không uống khi đói

Không nên uống nước cam khi đói vì nước cam chứa hàm lượng axit cao, đặc biệt là axit citric. Khi uống vào lúc dạ dày đang rỗng, các axit này có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến cảm giác khó chịu, ợ nóng, thậm chí làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày hoặc đau dạ dày.

Ngoài ra, khi dạ dày trống rỗng, lượng đường tự nhiên (fructose) trong nước cam có thể hấp thụ quá nhanh vào máu, làm tăng đường huyết đột ngột, gây ra cảm giác chóng mặt, buồn nôn, và không tốt cho người có bệnh tiểu đường.

Không uống nước cam khi đói bụng vì có thể bị đau dạ dày
Không uống nước cam khi đói bụng vì có thể bị đau dạ dày

Không uống ngay sau khi ăn no

Không nên uống nước cam ngay sau khi ăn no vì điều này có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Khi vừa ăn xong, dạ dày đang trong quá trình tiêu hóa thức ăn, và nếu bạn uống thêm nước cam ngay lúc đó, lượng axit citric trong cam có thể làm tăng tiết axit trong dạ dày, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, hoặc ợ nóng.

Vì vậy, tốt nhất nên uống nước cam sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ để cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Không nên uống cam buổi tối trước khi đi ngủ

Một lưu ý quan trọng khác đó là không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ bởi có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày. Uống nước cam trước khi đi ngủ dễ gây ra hiện tượng trào ngược axit, làm bạn cảm thấy ợ nóng và khó chịu, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Không uống nước cam với sữa

Nước cam có chứa nhiều axit citric, khi kết hợp với protein trong sữa, axit này sẽ làm sữa bị kết tủa. Sự kết tủa này có thể gây khó tiêu, cảm giác đầy bụng và khó chịu trong dạ dày, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, kết hợp sữa và nước cam có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hoặc chướng bụng, đặc biệt ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Nước cam với hàm lượng dinh dưỡng phong phú là lựa chọn tuyệt vời để hỗ trợ người ốm phục hồi sức khỏe khi được sử dụng đúng cách. Hy vọng rằng qua những chia sẻ của Tiến Sĩ Nước về chủ đề “sốt có nên uống nước cam không?”, bạn đã có thêm thông tin hữu ích để xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Xem thêm:

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *