Lá trà xanh tươi hoặc khô là nguyên liệu làm nên loại thức uống quen thuộc có tên gọi là trà xanh (chè xanh). Ngoài công dụng giải khát, trà từ lá trà xanh còn là nguồn dưỡng chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Hãy cùng Tiến Sĩ Nước tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của lá trà xanh trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu về lá trà xanh
Lá trà xanh là loại lá được hái trực tiếp từ cây trà (ở nhiều vùng còn gọi là cây chè). Trên cây trà, phần búp và lá sẽ được chọn để làm trà xanh – một loại trà thảo mộc được người Việt nam sử dụng lâu đời.
Thời điểm thu hoạch nguyên liệu trà xanh tốt nhất là vào sáng sớm hoặc đêm khuya. Phần búp và lá sau khi hái sẽ được chế biến phơi sấy khô hoặc dùng lá tươi để làm trà.
Ngày nay trong các mô hình thương mại hóa, các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm trà xanh túi lọc, được làm từ những lá trà xanh phơi khô. Như vậy sẽ dễ bảo quản và sử dụng hơn.
Cây trà là loại cây xuất hiện khá sớm ở Việt Nam, những vùng trồng trà xanh nổi tiếng phải kể đến như Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên,… Nhờ vào truyền thông mà tác dụng của lá trà xanh càng được nhiều người biết đến. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy lá trà xanh ở các chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên toàn quốc.
Công dụng của lá trà xanh đối với cơ thể và sức khỏe
Lá trà xanh tươi hay khô đều có thể chế biến thành nước trà xanh thơm ngon. Cùng Tiến Sĩ Nước tìm hiểu kỹ hơn tác dụng của lá trà xanh ngay dưới đây.
Ngăn sự phát triển của tế bào ung thư
Trà xanh là một trong những loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mạnh – EGCG. Chất này giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và ngăn chặn sự phát triển của tế bào bất thường trong cơ thể.
Các chuyên gia nhận định rằng, EGCG trong trà xanh có hiệu lực mạnh hơn so với vitamin C. Chính vì vậy, tác dụng của lá trà xanh sẽ giúp bảo vệ tế bào không bị phá hủy bởi ung thư.
Theo các nghiên cứu, nếu uống trà xanh thường xuyên sẽ có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư sau:
- Ung thư vú: Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của lá trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ. Các chuyên gia khuyến khích bạn bên uống ít nhất 3 tách trà xanh mỗi ngày để bổ sung chất chống oxy hóa phòng tránh nguy cơ mắc ung thư.
- Ung thư tuyến tiền liệt: Một loại ung thư phổ biến ở bộ phận sinh dục nam đang có xu hướng trẻ hóa. Các chuyên gia Nhật chia sẻ nếu uống 5 tách trà xanh mỗi ngày, bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả.
- Ngoài ra, các nghiên cứu còn kết luận về tác dụng của lá trà xanh đối với ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, dạ dày. Theo đó, bạn có thể ngăn ngừa bằng cách uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày.
Giảm lượng cholesterol xấu
Tác dụng của lá trà xanh đối với bệnh tim mạch chính là khả năng làm giảm triglyceride và lượng cholesterol xấu trong máu. Chính vì vậy, bạn có thể chủ động phòng tránh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch,… bằng cách uống trà xanh mỗi ngày.
Một cuộc nghiên cứu đã diễn ra tại Nhật với mục đích xem xét mối liên hệ giữa trà xanh và tim mạch. Trong cuộc nghiên cứu đó có tới 40.530 người lớn tham gia, họ được chỉ định uống trà xanh mỗi ngày.
Kết quả nghiên cứu khiến nhiều người bất ngờ, những người uống hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim thấp hơn 26% so với những người chỉ uống 1 tách hoặc không uống.
Kiểm soát cân nặng hiệu quả
Không chỉ Việt Nam mà ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc cũng đã có nhiều chứng minh về tác dụng của lá trà xanh đối với việc giảm cân.
Ngoài ra, một nghiên cứu ở Thái Lan cũng nhận định tích cực về tác dụng của trà xanh đối với những người bị béo phì. Theo đó, họ thêm trà xanh vào khẩu phần ăn của những người tham gia trong 12 tuần. Kết quả cho thấy nhóm người này đã giảm được số cân nặng đáng kể. Qua đó, các chuyên gia kết luận, uống trà xanh khiến cơ thể thúc đẩy quá trình đốt cháy năng lượng.
Chính vì vậy, thay vì sử dụng các loại thuốc giảm cân hay trà giảm cân đắt đỏ mà không có hiệu quả, bạn nên uống trà xanh thường xuyên. Vừa thon dáng vừa hỗ trợ tăng sức khỏe.
Cải thiện độ nhạy Insulin
Đối với bệnh lý tiểu đường, người bệnh cần chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng. Hạn chế nạp những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao để đảm bảo lượng đường trong máu ổn định.
Theo các chuyên gia, tác dụng của lá trà xanh rất tốt đối với việc cải thiện độ nhạy insulin trong cơ thể. Nhờ vào hợp chất polyphenols và polysaccharides có trong lá trà mà lượng đường trong máu được giữ ở mức thấp.
Một vài nghiên cứu so sánh về tác dụng của lá trà xanh và trà đen. Kết luận cho rằng, so với trà đen thì trà xanh có hàm lượng polyphenol và độ tinh khiết cao hơn. Vì vậy, trà xanh là lựa chọn hoàn hảo để phòng tránh và ngăn ngừa tiểu đường.
Bảo vệ răng, sạch hơi thở
Mảng bám thức ăn trong khoang miệng sẽ sinh ra các vi khuẩn khiến hơi thở có mùi hay sâu răng. Tác dụng của lá trà xanh sẽ giúp loại bỏ những loại vi khuẩn đó, bảo vệ răng chắc khỏe.
Đó chính là lý do vì sao, các hãng kem đánh răng thường xuyên sử dụng chiết xuất trà xanh trong thành phần sản phẩm của họ.
Vượt qua cảm cúm
Các hoạt chất polyphenol, catechin, EGCG trong trà xanh có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt sự phát triển của virus cảm cúm, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, hỗ trợ tăng sức đề kháng khi bị cảm.
Bạn có thể dùng công thức này để điều trị cảm cúm:
- 3g lá trà xanh tươi
- 1g muối ăn
- Đem nấu với nước sôi trong 5 phút và uống 5-6 lần trong ngày.
Ổn định huyết áp
Sự co mạch và tăng huyết áp ở cơ thể người là do hormone Angiotensin gây ra. Các chuyên gia đã tìm ra hoạt chất có thể khắc chế Angiotensin, đó chính là flavonoid có trong trà xanh. Flavonoid có thể xem là chất xúc tác để ngăn chặn các phản ứng oxy hóa xảy ra.
Chính vì vậy, các chất flavonoid sẽ bảo vệ cơ thể xơ vữa động mạch, tai biến, lão hóa, thoái hóa gan do bức xạ gây ra.
Một nghiên cứu tại Đài Loan với 1500 người tham gia uống trà xanh mỗi ngày. Kết quả cho thấy 46% số người uống trung bình 120-600ml nước trà có nguy cơ mắc cao huyết áp thấp hơn những người không uống.
Bảo vệ da khi tẩy lông
Wax hay tẩy lông sẽ khiến làn da đỏ rát khó chịu, đó là dấu hiệu da bị tổn thương. Bạn sẽ thường được các bác sĩ da liễu khuyên rằng nên sử dụng các sản phẩm lành tính, dịu nhẹ có chứa axit tannic để làm mát làn da sau khi wax xong.
Tác dụng của lá trà xanh có chứa hoạt chất làm dịu này, bạn chỉ cần thấm một chút nước ra bông tẩy trang rồi thoa nhẹ lên da. Sau đó, dùng bã trà để đắp trực tiếp lên vùng da đỏ rát khoảng 10 phút là sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt.
Giảm mùi hôi chân
Ngoài công dụng làm dịu da, axit tannic trong trà xanh còn có công dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc và khử mùi hiệu quả. Để phát huy tối đa công dụng lá trà xanh, bạn chỉ cần thường xuyên ngâm chân với nước trà. Sau một gian dài, gót chân sẽ trở nên mềm mại và giảm bớt tình trạng hôi chân hiệu quả.
Chống viêm da khi đang bị mụn
Có nhiều nguyên nhân khiến làn da bị nổi mụn trứng cá, một trong số đó là do cơ thể bị căng thẳng và stress kéo dài.
Theo các chuyên gia, hợp chất polyphenol trong trà xanh có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, ngăn viêm giúp ổn định làn da khi bị mụn trứng cá. Hơn thế nữa, tác dụng của lá trà xanh còn kích thích sản sinh ra hormone cortisol, một loại hormone làm giảm căng thẳng, stress.
Ngoài việc uống, bạn có thể thoa trà xanh lên vùng da bị mụn để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi làn da nhanh chóng.
Tăng cường chức năng não
Tác dụng của lá trà xanh với não bộ là gì? Hàm lượng caffeine trong trà xanh có tác dụng tăng cường khả năng ghi nhớ và cải thiện tâm trạng. Caffeine là một loại chất kích thích được tìm thấy trong thực phẩm, nước uống. Nếu dùng đúng liều lượng, caffeine sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung và sáng suốt hơn khi làm việc và học tập.
Ngoài ra, uống nước trà xanh thường xuyên còn giúp phòng tránh lo âu, stress, căng thẳng,…
Kéo dài tuổi thọ
Trà xanh được xem là một trong những bí quyết sống thọ của người Nhật Bản, điều này đã được WHO nghiên cứu và khẳng định. Người Nhật có thói quen uống trà xanh mỗi sáng. Ngoài dùng lá trà xanh họ thường dùng bột matcha để pha chế nước trà.
Theo một nghiên cứu ở Trường đại học Showa Nhật Bản, 300ml trà xanh chứa chất chống oxy hóa cao gấp 1,5 lần rượu vang đỏ. Các hoạt chất này sẽ giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, đốt cháy chất béo dư thừa và kéo dài tuổi thọ.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng uống trà xanh mỗi ngày sẽ hạn chế mắc các chứng bệnh như Alzheimer và Parkinson. Tuy nhiên, không nên lạm dụng trà xanh vì công dụng kéo dài tuổi thọ, khi dư thừa dưỡng chất cũng khiến cơ thể gặp tác dụng phụ.
Cải thiện sức khỏe xương khớp
Uống lá trà xanh có tác dụng gì với sức khỏe xương khớp của người cao tuổi không? Câu trả lời ngay dưới đây.
Trà xanh là loại thức uống tuyệt vời cho sức khỏe có công dụng ngăn ngừa ung thư, giảm huyết áp, trị cảm hiệu quả. Đặc biệt hơn, trà xanh là “bạn đồng hành” với người cao tuổi để có được một hệ xương khớp khỏe mạnh.
Một nghiên cứu về tác dụng của lá trà xanh được đăng tải trên Tạp chí Nutrition Research đã chỉ ra rằng, các hoạt chất trong trà xanh có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở xương và giảm các biến chứng do loãng xương gây ra.
Một nghiên cứu khác ở Hồng Kông cũng khẳng định tác dụng của lá trà xanh đối với xương. Các chuyên gia nhận định, trà xanh giúp kích thích tái tạo xương, đồng thời làm trì hoãn việc mất chất xương.
Tăng cường miễn dịch tự nhiên
Trong trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như Polyphenol, EGCG,.. Các chất này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh truyền nhiễm khi thay đổi thời tiết và giúp cơ thể khỏe mạnh nhờ sự tăng cường của các tế bào gamma-delta T.
Ngoài ra, uống trà xanh ấm mỗi ngày còn hạn chế nguy cơ bị dị ứng thời tiết.
Giảm quầng thâm mắt
Công dụng của lá trà xanh đối với làn da là rất tốt cho điều trị da. Vitamin K trong trà xanh có tác dụng se khít lỗ chân lông, cải thiện quầng thâm ở mắt. Đắp mặt nạ trà xanh lên mắt sẽ kích thích độ đàn hồi của các mạch máu ở vùng da nhạy cảm này. Từ đó giúp thu hẹp, giảm sưng và xua tan quầng thâm mắt đáng ghét.
Để thực hiện mặt nạ mắt rất đơn giản, bạn chỉ cần cho 2 túi lọc trà xanh đã qua sử dụng vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút. Sau đó đắp lên mắt trong 15 phút, áp dụng 2 lần/ngày để đạt hiệu quả sáng da tốt nhất.
Chống lão hóa, dưỡng trắng da
Các hoạt chất chống oxy hóa trong trà xanh có khả năng cải thiện sắc tố da, giúp da trở nên trắng sáng và khỏe mạnh hơn. Vì vậy, bạn có thể dùng mặt nạ trà xanh để chữa những vết đỏ và sẹo do mụn để lại trên da. Tuy nhiên, tác dụng của lá trà tranh sẽ phát huy hiệu quả cao hơn đối với những tổn thương mới hình thành.
Một nghiên cứu tại trường Cao đẳng Y Georgia đã kết luận rằng, trà xanh giúp trẻ hóa và chữa lành những tổn thương trên bề mặt da nếu kiên trì sử dụng.
Tẩy da chết
Tác dụng của lá trà xanh không chỉ dừng lại ở khả năng trị mụn, chống lão hóa và làm trắng da. Trà xanh còn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các loại sản phẩm tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự làm hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng trà xanh ngay tại nhà, chỉ với các bước dưới đây:
- Trộn đều đường nâu, lá trà xanh khô, mật ong, dầu ô liu.
- Rửa sạch làn da trước khi thoa hỗn hợp lên toàn thân. Sau đó mát xa nhẹ nhàng để tẩy sạch tế bào chết.
- Tắm lại với nước ấm bạn sẽ cảm nhận làn da sáng và mịn hơn.
Giảm chứng lo âu và căng thẳng
Trà xanh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu. Không chỉ vậy, chất caffeine trong trà xanh còn giúp tăng khả năng tập trung, xoa dịu thần kinh, cải thiện chức năng ghi nhớ hiệu quả.
Cách nấu lá trà xanh tươi đơn giản
Sau khi hiểu rõ tác dụng của lá trà xanh, Tiến Sĩ Nước sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu trà từ lá trà xanh tươi.
Nguyên liệu: 100gr lá trà xanh tươi, 2 lít nước.
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh mua về nhặt hết lá hư, lá dập sau đó đem rửa thật sạch với nước
- Cho lá trà vào nồi hoặc ấm rồi đổ nước thật đầy
- Tiếp theo bật lửa lớn để nước trà sôi lên. Khi trà đã sôi thì hạ nhỏ lửa rồi tắt bếp sau 10 phút.
- Đợi trà nguội là có thể rót ra ly để thưởng thức
Để tránh làm mất tác dụng lá trà xanh, bạn không nên nấu trà quá lâu và hạn chế trữ trà dư trong tủ lạnh. Vì hoạt chất chống oxy hóa catechin rất nhạy cảm với nhiệt độ, chúng sẽ mất đi hoặc giảm dần theo nhiệt độ và thời gian.
Nên dùng lá trà xanh tươi hay lá trà xanh khô thì tốt hơn?
Nhiều người cho rằng lá trà xanh tươi tốt hơn loại trà đã phơi khô, như vậy có đúng không?
Theo các chuyên gia, lá trà tươi xanh tươi hay trà khô không có nhiều sự chênh lệch về thành phần dinh dưỡng. Mỗi loại đều có mặt ưu điểm và hạn chế khi sử dụng. Chẳng hạn như:
- Lá trà xanh tươi rất dễ bị oxy hóa khi để ngoài không khí. Quá trình oxy hóa sẽ khiến là trà bị lên men, gây ra những biến đổi về thành phần dinh dưỡng cũng như công dụng của trà.
- Trong khi, trà khô sẽ được diệt men enzyme trong quá trình sản xuất. Việc loại bỏ men sẽ giúp trà xanh không bị oxy hóa. Từ đó, trà sẽ giữ nguyên thành phần hóa học bao gồm các dưỡng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, khoảng 14% lượng catechin trong trà xanh sẽ bị mất đi sau khi chế biến.
Ngoài ra, tác dụng của lá trà xanh còn phụ thuộc vào thổ nhưỡng nơi trồng trà, cũng giống như việc người ta yêu thích nhãn lồng Hưng Yên hay bưởi năm roi Vĩnh Long dù cho có rất nhiều nơi trồng được loại đặc sản này.
Trà xanh cũng vậy, những địa phương nổi danh với chất lượng trà thương hạng phải kể đến như Điện Biên, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang.
Giải đáp thắc mắc khi mới uống trà xanh
Trà xanh là loại thức uống quen thuộc đối với nhiều thế hệ người Việt, không chỉ vì tác dụng của lá trà xanh mà người ta xem việc uống trà như một nét văn hóa đẹp. Điều này đáng được kế thừa và phát huy ở các thế hệ tiếp theo.
Nếu bạn đã hiểu được công dụng lá trà xanh và muốn sử dụng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Thì hãy tham khảo thêm những câu hỏi thường gặp khi uống trà để bổ sung trải nghiệm nhé.
Phân tích cơ chế hoạt động của trà xanh?
Ngày nay, để duy trì tác dụng của lá trà xanh trong thời gian dài, các nhà sản xuất đã sử dụng phương pháp hấp lá tươi ở nhiệt độ cao. Quá trình hấp sẽ tiêu diệt men enzyme, chất xúc tác giữa các thành phần hóa học và oxy trong không khí.
Ngoài diệt men thì công đoạn sản xuất còn giúp duy trì phân tử polyphenol trong trà xanh. Polyphenol là một hợp chất tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa sưng, viêm, giúp bảo vệ sụn và giảm thoái hóa các khớp.
Ngoài ra, chất này còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào bất thường trong cổ tử cung và chống lại nhiễm trùng do virus HPV gây ra.
Trong trà xanh còn chứa 2-4% caffeine, chất này có ảnh hưởng đến các chức năng não bộ như cải thiện tư duy, tăng cường trí nhớ, duy trì sự tập trung. Ngoài ra, caffeine giúp kích thích hệ thống tim mạch và hệ thần kinh bằng cách tăng cường giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
Cách uống trà xanh hiệu quả
Tác dụng của lá trà xanh đối với làn da và sức khỏe đã được Tiến Sĩ Nước trình bày trong phần công dụng rất chi tiết. Trà xanh có thể dùng để uống hoặc đắp lên da để cải thiện sức khỏe và nâng cấp tình trạng da. Cách dùng như sau:
Đối với các vấn đề sức khỏe
- Giảm cholesterol: Bạn dùng chiết xuất trà xanh có chứa catechin hàm lượng từ 150-250mg, uống 1-2 lần mỗi ngày. Kéo dài trong 24 tuần.
- Bảo vệ tử cung trước tế bào bất thường: bạn dùng 200mg chiết xuất trà xanh, uống 2 lần một tuần. Kéo dài trong 8-12 tuần.
- Cao huyết áp: Uống 3 ly trà xanh mỗi ngày (một ly 150ml), dùng sau bữa ăn 2 giờ. Kéo dài trong 4 tuần.
- Huyết áp thấp: Uống 400ml trà xanh trước khi ăn trưa.
Đối với làn da
- Điều trị mụn cóc sinh dục: Dùng thuốc mỡ có chiết xuất trà xanh thoa lên vùng mụn 3 lần/ngày. Kéo dài trong 16 tuần.
- Giảm thâm mắt: Cho 2 túi trà đã qua sử dụng vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút. Sau đó lên mắt trong 15 phút. Áp dụng 3 lần mỗi tuần, kéo dài trong ít nhất 8 tuần.
- Cải thiện sắc tố da: Lấy bã trà xanh sau khi dùng, hòa với một chút mật ong và nước cốt chanh. Rửa sạch mặt và đắp hỗn hợp lên khoảng 15 phút. Sau đó rửa mặt bằng nước ấm. Áp dụng 3 lần mỗi tuần, kéo dài trong ít nhất 8 tuần.
Tác dụng phụ khi uống trà xanh
Trà xanh là loại thức uống tuyệt vời, mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên, không nên vì tác dụng của lá trà xanh mà chúng ta lạm dụng quá nhiều. Việc dư thừa dưỡng chất có thể dẫn đến những trường hợp sau:
- Nhức đầu, chóng mặt
- Tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Giảm khả năng hấp thụ sắt do dư thừa catechin
- Dư thừa caffeine sẽ gây khó chịu, bồn chồn, tim đập nhanh, …
- Ngộ độc gan
Trước khi uống trà xanh cần biết gì?
Các loại trà xanh chứa hàm lượng cao các hoạt chất tương tự như các loại thực phẩm chức năng bổ sung. Khi sử dụng có thể gây tương tác với một số loại thuốc điều trị khác.
Nhất là đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có vấn đề về huyết áp, tim mạch, thận và gan hoặc các vấn đề về đường ruột, rối loạn lo âu.
Các nhóm đối tượng vừa nêu trên cần tìm hiểu kỹ về thành phần và tương tác thuốc trước khi dùng trà xanh hay chiết xuất trà xanh. Để tránh gây nên những tác dụng phụ không đáng có.
Trà xanh tương tác với chất gì?
Tác dụng của lá trà xanh có thể bị giảm khi gặp các loại thuốc điều trị bệnh lý, đồng thời loại thảo dược này sẽ tương tác với thuốc khiến cơ thể sinh ra một số phản ứng hay tác dụng phụ. Chính vì vậy, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị thì nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
- Amphetamine tương tác với trà xanh sẽ khiến bạn có cảm giác bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim.
- Uống trà xanh với thuốc kích thích (chẳng hạn như caffeine) sẽ khiến huyết áp tăng cao, tim đập nhanh.
- Cocaine và Ephedrine tương tác với trà xanh.
Đang mang thai có nên uống trà xanh không?
Tác dụng của trà xanh rất tốt cho mẹ bầu đang mang thai. Loại thực phẩm này cung cấp canxi giúp bảo vệ răng và xương của người mẹ trong suốt thai kỳ. Mặt khác, trà xanh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng tránh bệnh tật thai nhi hiệu quả.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống quá một tách trà mỗi ngày. Việc uống nhiều trà xanh sẽ khiến thai phụ khó hấp thụ axit folic, điều này không tốt cho thai nhi.
Tác dụng phụ khi trẻ em uống trà xanh
Trà xanh khá dễ uống đối người lớn hay trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu lạm dụng trà xanh, trẻ em sẽ gặp một số tác dụng phụ dưới đây:
- Nhức đầu, ói mửa, tiêu chảy, run, ợ nóng, chóng mặt, thậm chí co giật
- Gây thiếu máu ở trẻ nhỏ do trà xanh làm cản trở việc hấp thụ sắt từ thực phẩm
- Gây yếu xương do thất thoát canxi qua đường tiểu
- Gây sỏi thận ở trẻ do hàm lượng lớn axit oxalic
Không chỉ đơn giản là một loại thức uống, trà xanh còn là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, việc uống trà đã dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt.
Chính vì vậy, Tiến Sĩ Nước hy vọng bài viết này giúp các bạn hiểu rõ tác dụng của lá trà xanh. Để từ đây, chúng ta sẽ thêm trà xanh vào danh sách thói quen tốt mỗi ngày, cùng nhau kế thừa và phát triển nét văn hóa Việt Nam.
> Tham khảo:
- TOP 10 Nước uống giải rượu nhanh chóng, an toàn, hiệu quả
- TOP 20 Nước giảm cân loại bỏ mỡ thừa thon eo nhanh chóng