các loại nước ép bổ máu

Các loại nước ép bổ máu, tăng sức đề kháng và dễ làm ở nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Máu là một thành phần cực kỳ quan trọng trong cơ thể, mặc dù có thể bồi bổ máu bằng các loại thuốc, nhưng uống các loại nước ép bổ máu sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan hơn để cải thiện sức khỏe của máu, tăng sức đề kháng và tránh được các nguy cơ về sức khỏe.

Nếu bạn chưa biết thiếu máu nên uống nước gì thì các loại nước ép bổ máu được gợi ý trong bài viết này sẽ rất bổ ích với bạn.

Mục lục

1. Tổng quan về máu và các bệnh lý liên quan đến máu

Con người không thể sống mà không có máu, nếu không có máu thì các cơ quan trong cơ thể không thể nhận oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để tồn tại. Dưới đây là những điều cơ bản về máu.

Tổng quan về máu và các bệnh lý liên quan đến máu
Tổng quan về máu và các bệnh lý liên quan đến máu

1.1. Nhiệm vụ của máu là gì?

Máu mang oxy và tất cả chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể để chúng có thể tiếp tục hoạt động.

Nó mang carbon dioxide và các chất thải khác đến phổi, thận và hệ tiêu hóa để loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Máu cũng có nhiệm vụ chống nhiễm trùng và vận chuyển các hormone đi khắp cơ thể.

1.2. Những bệnh thường gặp về máu

Có nhiều bệnh về máu khác nhau, chúng có thể liên quan đến một hoặc nhiều trong ba loại tế bào máu chính là: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Chúng cũng có thể liên quan đến các protein trong máu tham gia vào quá trình đông máu. Không phải mọi rối loạn về máu đều cần điều trị, một số trong số này là lành tính (không phải ung thư).

Đây là danh sách một số bệnh thường gặp về máu:

  • Rối loạn tế bào hồng cầu: Sự thiếu hụt hoặc bất thường trong các tế bào hồng cầu
  • Thiếu máu: Sự thiếu hụt số lượng các tế bào hồng cầu thường gây ra tình trạng yếu ớt và xanh xao, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra thiếu máu.
  • Rối loạn đông máu: Các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đông máu, dẫn đến chảy máu quá nhiều hoặc đông máu quá mức.
  • Rối loạn tiểu cầu: Thường là sự thiếu hụt tiểu cầu dẫn đến dễ bị bầm tím và chảy máu nhiều.
  • Rối loạn bạch cầu: Rối loạn liên quan đến lượng bạch cầu thấp bất thường, nếu bạn bị giảm bạch cầu, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Bệnh bạch cầu: Một dạng ung thư máu, trong đó một tế bào bạch cầu trở nên ác tính và nhân lên bên trong tủy xương.
  • Hội chứng rối loạn sinh tủy: Một họ ung thư máu ảnh hưởng đến tủy xương. Hội chứng rối loạn sinh tủy thường tiến triển rất chậm, nhưng có thể đột ngột chuyển thành bạch bạch cầu nặng.
Những bệnh thường gặp về máu
Những bệnh thường gặp về máu

1.3. Các triệu chứng phổ biến liên quan đến bệnh máu

Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào rối loạn tế bào máu.

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn hồng cầu là: mệt mỏi, hụt hơi, khó tập trung, yếu cơ, nhịp tim nhanh,…

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn bạch cầu là: mệt mỏi, nhiễm trùng mãn tính, sụt cân không giải thích được, tình trạng khó chịu,…

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn tiểu cầu là: vết thương không lành hoặc chậm lành, máu không đông sau khi bị thương, da dễ bầm tím, chảy máu cam hoặc chảy máu nướu răng không rõ nguyên nhân

>>> Xem thêm: 14+ loại đồ uống healthy tốt cho sức khỏe đơn giản dễ làm

2. Các loại nước ép bổ máu

Lựa chọn trái cây bổ sung máu sẽ là một giải pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Sau đây là các loại nước ép bổ máu hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua.

2.1. Nước ép táo

Nước ép táo là một trong các loại nước ép bổ máu, vì nó giàu flavonoid cải thiện thư giãn của mạch máu và tăng cường trạng thái oxit nitric, phân tử giúp giãn mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng các chất hóa học thực vật của táo giúp chống lại các tổn thương mạch máu và tim.

Uống nước ép táo cũng có thể giúp giảm cholesterol của bạn và có thể bảo vệ DNA của tế bào khỏi một thứ gọi là tổn thương oxy hóa, một trong những tác nhân có thể dẫn đến ung thư.

Nước ép táo
Nước ép táo

2.2. Nước ép táo, cà rốt, củ dền và bơ

Ngoài táo có lợi cho máu, củ dền giúp sửa chữa và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu, là điều kiện để cung cấp oxy cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Một trong những cách tốt nhất để tiêu thụ củ dền cho người thiếu máu là dùng nó ở dạng nước ép.

Trong khi đó, cà rốt là một nguồn cung cấp vitamin B, vitamin C dồi dào và sở hữu carotene – một chất dinh dưỡng khác tốt cho máu.

Bơ chứa carotenoids và phenolics có khả năng cải thiện lưu thông máu, tiêu thụ bơ thường xuyên cũng giảm thiểu mức cholesterol có hại trong cơ thể.

Nước ép táo, cà rốt, củ dền và bơ
Nước ép táo, cà rốt, củ dền và bơ

2.3. Nước ép lựu – Một gợi ý hàng đầu khi nhắc đến các loại nước ép bổ máu

Lựu là một trong số các loại nước ép bổ máu tốt nhất để tăng cường lượng máu của bạn. Nó là một nguồn giàu chất sắt, cũng như vitamin A, C và E. Axit ascorbic có trong nước ép lựu giúp tăng hàm lượng sắt trong cơ thể.

Một nghiên cứu gần cho thấy uống ít nhất 60ml nước ép lựu mỗi ngày có tác dụng cải thiện cholesterol và làm sạch mảng bám khỏi động mạch.

Nước ép lựu – Một gợi ý hàng đầu khi nhắc đến các loại nước ép bổ máu
Nước ép lựu – Một gợi ý hàng đầu khi nhắc đến các loại nước ép bổ máu

2.4. Nước ép nho là loại nước ép bổ máu bạn không nên bỏ qua

Các nhà nghiên cứu tìm thấy resveratrol, một hợp chất được tìm thấy trong nho, được biết là có tác dụng làm giảm lưu lượng máu trong các mạch máu, từ đó cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

Các chất phytochemical có trong ép nho giúp giảm tổn thương cơ tim và cũng hỗ trợ điều chỉnh mức cholesterol trong cơ thể, do đó ngăn ngừa nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch khác.

Nước ép nho là loại nước ép bổ máu bạn không nên bỏ qua
Nước ép nho là loại nước ép bổ máu bạn không nên bỏ qua

2.5. Các loại nước ép bổ máu không nên bỏ qua là nước ép lựu nho

Cả lựu và nho đều có tác dụng tốt cho máu, vậy sao chúng ta không mix chúng lại với nhau để vừa có mùi vị ngon hơn và bổ dưỡng hơn?

Các loại nước ép bổ máu không nên bỏ qua là nước ép lựu nho
Các loại nước ép bổ máu không nên bỏ qua là nước ép lựu nho

2.6. Nước ép củ dền và củ hồi

Ngoài củ dền có tác dụng có lợi cho máu, củ hồi (thì là) là một nguồn cung cấp folate dồi dào, chất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Trong nước ép từ thì là cũng rất giàu kali giúp điều chỉnh lượng chất lỏng trong máu, giúp kiểm soát nhịp tim của bạn.

2.7. Nước ép cà rốt dứa (thơm)

Beta-carotene trong nước ép cà rốt là một chất dinh dưỡng có lợi cho việc bổ sung máu. Trong khi đó, hàm lượng bromelain của nước ép dứa có thể giúp giảm đông máu.

Bromelain là chất làm giảm sự hình thành các cục máu đông, làm tan các cục máu đông hiện có và giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng liên quan đến động kinh hoặc đột quỵ đột ngột.

Nước ép cà rốt dứa (thơm)
Nước ép cà rốt dứa (thơm)

2.8. Nước ép ổi dứa

Bên cạnh dứa, ổi cũng là thực phẩm tốt cho máu. Ổi là một nguồn cung cấp các khoáng chất quan trọng bao gồm sắt. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra nước ép ổi đỏ có tác dụng làm tăng nồng độ hemoglobin và hematocrit ở người bị thiếu máu.

Nước ép ổi dứa
Nước ép ổi dứa

2.9. Nước ép cam cũng là thức uống bổ máu

Nước cam là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, giúp cơ thể hấp thụ sắt từ các nguồn thực vật khác. Nó không có chất béo, không cholesterol, chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất có lợi cho máu và tăng sức đề kháng.

2.10. Nước ép rau chân vịt mix cam và chuối

Nếu bạn tìm kiếm các loại nước ép bổ máu được mix từ rau và trái cây thì đây là lựa chọn rất đáng để thử.

Rau bina, cũng giống như củ cải đường, nó rất giàu các hợp chất gọi là nitrat, chất này có thể giúp cải thiện lưu lượng máu và áp lực bằng cách thư giãn các mạch máu, giảm độ cứng của động mạch và thúc đẩy sự giãn nở, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, chuối cung cấp vitamin B6 có chức năng sản xuất các tế bào hồng cầu, loại bỏ được các hóa chất độc hại khỏi gan và thận của bạn.

Nước ép rau chân vịt mix cam và chuối
Nước ép rau chân vịt mix cam và chuối

2.11. Nước ép cà chua với cam

Cà chua kết hợp với cam sẽ là một thức uống tốt cho máu. Cà chua sở hữu chất chống oxy hóa là lycopene rất có lợi cho sức khỏe của tim mạch.

Theo các chuyên gia sức khỏe, nồng độ lycopene cao hơn trong máu có tỷ lệ tử vong thấp hơn ở những người mắc hội chứng chuyển hóa.

2.12. Nước ép cam xoài

Nước ép xoài có hàm lượng calo thấp nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, giúp hấp thụ sắt, hỗ trợ miễn dịch và sửa chữa tế bào.

Trong nước ép xoài cũng có chứa magiê, kali và mangiferin chống oxy hóa, tất cả đều hỗ trợ một lưu lượng máu khỏe mạnh. Điều này làm cho thức uống cam mix với xoài vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe của máu.

Nước ép cam xoài
Nước ép cam xoài

2.13. Nước ép mận là một trong các loại nước ép bổ máu hàng đầu

Nước ép mận rất giàu chất sắt và vitamin C nên có thể hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu rất tốt. Hàm lượng kali cao trong mận còn có lợi cho việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Nước ép mận là một trong các loại nước ép bổ máu hàng đầu
Nước ép mận là một trong các loại nước ép bổ máu hàng đầu

2.14. Nước ép dưa hấu – Nước trái cây bổ sung máu đơn giản dễ tìm

Nước ép dưa hấu rất giàu axit amin gọi là citrulline có thể giúp di chuyển máu trong cơ thể tốt hơn.

Trái tim của bạn cũng được hưởng những quyền lợi từ lycopene. Các nghiên cứu cho thấy chất này có thể làm giảm nguy cơ đau tim.

Nước ép dưa hấu - Nước trái cây bổ sung máu đơn giản dễ tìm
Nước ép dưa hấu – Nước trái cây bổ sung máu đơn giản dễ tìm

2.15. Nước ép dâu tây

Nước ép dâu tây giàu folate (vitamin B9), nên chúng rất hiệu quả trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Việc thiếu folate có thể dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra loại vitamin này cũng có vai trò trong việc hình thành và tái tạo các tế bào trong cơ thể.

2.16. Nước ép bí ngô

Nước ép bí ngô là một nguồn cung cấp vitamin E, đây là một chất chống oxy hóa mạnh, duy trì các mô cơ khỏe mạnh và bảo vệ phổi của bạn khỏi các chất ô nhiễm có liên quan đến bệnh tim.

Nó cũng làm giãn nở các mạch máu và làm loãng máu của bạn, do đó làm giảm nguy cơ đông máu.

3. Thực phẩm tốt cho máu

Nhiều người gặp vấn đề về tuần hoàn máu, đồng nghĩa với việc máu lưu thông không được thông suốt. Khi lưu thông máu gặp vấn đề, cơ thể sẽ khó nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Do đó, điều quan trọng là phải lưu thông máu tốt và các loại thực phẩm phù hợp có thể giúp bạn làm điều đó.

Ngoài các loại nước ép bổ máu, chúng tôi mang đến cho bạn một danh sách các thực phẩm làm tăng cả lượng máu và tuần hoàn máu tốt hơn.

Thực phẩm tốt cho máu
Thực phẩm tốt cho máu

3.1. Thịt đỏ

Thịt đỏ là thực phẩm bồi bổ khí huyết tuyệt vời, nó là một lượng lớn hàm lượng sắt giúp tăng nồng độ hemoglobin.

Máu sẽ hấp thụ sắt từ thịt đỏ rất nhanh, tình trạng thiếu máu có thể được ngăn chặn bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất sắt, bao gồm: thịt bò; thịt gia cầm; gan, tim, thận từ động vật.

3.2. Cá

Các loại cá như cá hồi và động vật có vỏ là lựa chọn tốt khi bạn muốn cải thiện sức khỏe của máu.

3.3. Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng giúp tăng lượng máu vì nó chứa axit folic giúp duy trì mức hemoglobin.

3.4. Đậu

Đậu là thực phẩm tạo máu tuyệt vời, vì chúng không chỉ giàu sắt mà còn chứa cả axit folic, những chất này có vai trò trong việc xây dựng và sản xuất các tế bào máu mới.

3.5. Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa giúp ích cho máu, ví dụ như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân, nó giúp tim khỏe mạnh và duy trì lượng máu ổn định.

3.6. Trái cây có múi

Trái cây có múi là thực phẩm giúp lưu thông máu ấn tượng, chúng thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể và ngăn ngừa cục máu đông, cũng như là giúp giảm viêm.

3.7. Quả mọng

Quả mọng được biết đến với công dụng làm tăng lưu lượng máu và giữ cho các mạch máu linh hoạt. Nó chứa chất chống oxy hóa quan trọng như anthocyanin bảo vệ thành động mạch và hỗ trợ lưu lượng máu.

3.8. Gừng

Gừng rất tốt cho tuần hoàn máu, nó giúp ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông, từ đó giảm thiểu tình trạng đau tức ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

3.9. Các loại rau lá

Các loại rau lá, biệt là cải xoăn, rau bina và rau diếp đều có thể làm tăng cả số lượng máu và giúp tuần hoàn máu tốt hơn.

3.10. Ớt đỏ

Ớt đỏ có chứa chất capsaicin giúp tạo máu và giúp máu lưu thông dễ dàng.

3.11. Socola đen

Socola đen có thể cải thiện lưu lượng máu, các polyphenol trong socola đen có thể giảm căng thẳng oxy hóa và giúp cơ thể hình thành nhiều oxit nitric giúp mạch máu giãn ra và tăng lưu lượng máu.

4. Thực phẩm nên hạn chế ăn

Bên cạnh các loại nước ép bổ máu, những loại thực phẩm tốt cho máu thì cũng còn những loại thực phẩm nên hạn chế tiêu thụ để duy trì sức khỏe của máu.

Thực phẩm nên hạn chế ăn
Thực phẩm nên hạn chế ăn

4.1. Tránh các loại thức ăn và đồ uống chứa tannin

Tannin là hoạt chất có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Nó có nhiều trong trà xanh, trà đen, cà phê, rượu vang,… Tannin hạn chế hấp thu sắt trong các loại thức ăn từ thực vật. Vì vậy nếu cơ thể bị thiếu sắt, đặc biệt ở trẻ em, thì nên tránh các loại thực phẩm chứa tannin.

4.2. Tránh thực phẩm giàu natri

Ăn thực phẩm giàu natri ảnh hưởng tiêu cực đến mạch máu của bạn. Natri khiến cơ thể bạn giữ nước, làm tăng thể tích máu, do đó làm tăng huyết áp của bạn.

Huyết áp cao làm tăng sức căng động mạch và cũng có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ, chẳng hạn như các mạch máu được tìm thấy trong thận của bạn.

Để tránh thực phẩm giàu natri bạn cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, súp đóng hộp và thức ăn nhanh – tất cả chúng đều chứa nhiều muối.

Tuy nhiên, ngay cả những thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như pho mát và bánh mì ngũ cốc, cũng có thể chứa một lượng natri đáng kể.

4.3. Tránh thực phẩm giàu nitrat

Nitrat là một loại chất bảo quản hóa học gây hại cho mạch máu của bạn. Tiêu thụ nhiều nitrat làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, một tình trạng xảy ra khi thành động mạch phát triển các mảng mỡ.

Những mảng này không chỉ làm hẹp mạch máu, cản trở lưu thông máu mà còn khiến thành động mạch trở nên giòn hơn và dễ bị tổn thương. Các loại thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt nguội, thịt xông khói và xúc xích, có bao gồm nhiều nitrat.

5. Cách để giữ cho máu khỏe mạnh là gì?

Nếu bạn đang tìm cách cải thiện sức khỏe của mình, điều quan trọng là bạn cần phải giữ cho máu của bạn cảm thấy hạnh phúc. Dưới đây là một số cách hỗ trợ sức khỏe máu vượt trội dành cho bạn.

5.1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Những gì bạn ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng máu của bạn, bạn nên đảm bảo mình luôn tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh.

Ăn nhiều rau và trái cây bổ sung máu hơn, cắt giảm đồ ăn vặt của bạn. Một số loại rau như: rau bina, xà lách, bông cải,… rất giàu folate, giúp sản xuất hemoglobin, một loại protein có trong các tế bào hồng cầu. Ngoài ra hãy ăn các thực phẩm giàu chất sắt, do sắt ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Một số loại thực phẩm khác cũng tốt cho việc tăng lưu lượng máu bao gồm: hành, tỏi, nghệ, cà chua,…

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

5.2. Duy trì tập luyện thể dục

Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên là rất quan trọng để tăng cường lưu thông máu và giữ cho máu của bạn khỏe mạnh.

Bạn thậm chí không cần phải đến phòng tập thể dục để đạt được điều này. Có rất nhiều bài tập thể dục bạn có thể thực hiện trong sự thoải mái ngay tại nhà của mình.

Các nghiên cứu y tế đã chỉ ra rằng tham gia vào các bài tập thể dục hàng ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Duy trì tập luyện thể dục
Duy trì tập luyện thể dục

5.3. Bổ sung đầy đủ nước

Khi bạn bị mất nước, máu của bạn sẽ giữ lại nhiều natri hơn, làm đặc máu và khiến máu khó lưu thông trong cơ thể hơn.

Uống nhiều nước mỗi ngày cũng giúp máu khỏe mạnh. Điều này là do nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể thông qua thận, giúp máu sạch và khỏe mạnh hơn.

Bổ sung đầy đủ nước
Bổ sung đầy đủ nước

5.4. Khám định kỳ về máu

Khám máu định kỳ là chìa khóa để giúp bạn kiểm soát chất lượng máu của mình. Việc xét nghiệm máu tổng quát định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý cơ bản có liên quan đến máu của mình như: mỡ trong máu, thiếu máu, tăng men gan, tiểu đường,…

Hoặc thậm chí bạn có thể sớm phát hiện được các bệnh lý phức tạp hơn như: giảm tiểu cầu, nhiễm trùng máu, ung thư máu, thiếu máu di truyền, viêm gan,…

5.5. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn, bao gồm cả huyết áp cao và tuần hoàn máu.

Ngủ đủ giấc giúp quá trình thanh lọc và giải độc trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Duy trì giấc ngủ đủ từ 7 giờ mỗi ngày vào ban đêm sẽ giúp phục hồi và tái tạo các mạch máu.

6. Câu hỏi thường gặp về các nước ép bổ máu

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp liên quan đến các loại nước ép bổ máu.

6.1. Ăn gì bổ máu khi có kinh?

Thông thường phụ nữ mất khoảng 30-80ml máu và 15-25ml sắt trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Do đó trong thời gian này, bạn phải bổ sung thêm máu và chất sắt.

Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt đỏ, gan, gà, lòng đỏ trứng,… Ngoài ra ăn thực phẩm giàu magiê là cần thiết để giảm đau bụng kinh và ổn định tâm trạng của bạn.

Các nguồn thực phẩm giàu magiê bao gồm các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, đậu đen và ngũ cốc nguyên hạt.

6.2. Trái cây bổ sung máu cho phụ nữ mang thai là những loại nào?

Mặc dù trái cây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ quan trọng trong chế độ ăn uống của bất kỳ ai, nhưng chúng cũng rất hữu ích trong thời kỳ mang thai

Một số loại trái cây bổ sung máu mà bà bầu có thể ăn, bao gồm: mận, xoài, cam, bưởi, lựu, nho, dưa hấu,…

Trái cây bổ sung máu cho phụ nữ mang thai là những loại nào?
Trái cây bổ sung máu cho phụ nữ mang thai là những loại nào?

6.3. Thiếu máu nên uống gì?

Đối với người thiếu máu, thức uống cần ưu tiên trước tiên là nước lọc hoặc nước tinh khiết, nó tốt cho quá trình tuần hoàn của máu.

Để bổ sung thêm sức khỏe cho máu, bạn cần tăng cường thêm các loại nước ép bổ máu trái cây, rau củ tươi nguyên chất như trên.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các loại sữa như sữa đậu nành, sữa ngũ cốc, hoặc đơn giản là sữa tươi để bổ sung thêm nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho máu.

6.4. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu

Với thực đơn bổ máu trong vòng 7 ngày, bạn cần ưu tiên những loại thực phẩm giàu chất sắt, các loại vitamin như vitamin nhóm B và vitamin C.

Sau đây là gợi ý thực đơn các món ăn lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho máu, bạn có thể xoay vòng các món này trong 7 ngày để không bị ngán.

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu
Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu

6.4.1. Bữa sáng

  • Thực đơn 1: Bột yến mạch, trái cây
  • Thực đơn 2: Bánh mì nguyên hạt, sữa
  • Thực đơn 3: Sữa, trái cây
  • Thực đơn 4: Rau xanh, trứng
  • Thực đơn 5: Bánh mì nguyên hạt, trái cây
  • Thực đơn 6: Bột yến mạch, trứng
  • Thực đơn 7: Bột ngũ cốc, trái cây

6.4.2. Bữa trưa

  • Thực đơn 1: Khoai tây, gà nướng
  • Thực đơn 2: Cá hồi, rau xanh
  • Thực đơn 3: Thịt bò, rau xanh
  • Thực đơn 4: Thịt heo, khoai lang
  • Thực đơn 5: Các loại hải sản
  • Thực đơn 6: Thịt nạc, trứng
  • Thực đơn 7: Các món chế biến từ trứng

6.4.3. Bữa tối

  • Thực đơn 1: Thịt bò xào với các loại rau xanh
  • Thực đơn 2: Thịt các loại gia cầm, cà rốt, cà chua
  • Thực đơn 3: Tôm, rau xanh
  • Thực đơn 4: Các món từ cá, xà lách
  • Thực đơn 5: Các món từ trứng, rau bina
  • Thực đơn 6: Thịt heo, đậu phụ
  • Thực đơn 7: Các món từ hải sản, ví dụ như sò huyết

Lưu ý thêm trong vòng 7 ngày thực hiện chế độ ăn uống bổ máu thì không nên dùng cà phê hoặc trà, vì những đồ uống này cản trở quá trình hấp thụ chất sắt. Ngược lại bạn cần tăng cường uống thêm các loại nước ép bổ máu được gợi ý bên trên.

Vậy là Tiến Sĩ Nước đã giới thiệu cho bạn các loại nước ép bổ máu hàng đầu mà bạn có thể uống thường xuyên để cải thiện chất lượng máu của mình và tăng cường sức đề kháng, điều rất quan trọng để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Bên cạnh việc uống nước trái cây bổ sung máu, bạn cần uống đủ nước hàng ngày, kết hợp cùng một chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *